Vì thế, nếu tai ương xảy ra, bao gồm các thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và bão tố, chúng sẽ lập tức biến mất nếu chúng ta cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Những trường hợp như vậy được ghi chép rõ ràng ở cả Ấn Độ và Tây Tạng. Ví dụ ở Tây Tạng, có nhiều trường hợp tai ương được ngăn chặn nhờ dân chúng cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara.
Có một câu chuyện tuyệt vời về Xưởng In Derge. Xưởng In Derge được xây dựng vào khoảng hơn 270 năm trước bởi một vị vua Derge xuất chúng. Sau khi hoàn thành Xưởng In và trong khoảng một thời gian khá dài sau đó, có quy tắc là nữ giới không được phép vào trong. Lúc đó, người ta nói rằng quy tắc được tạo ra để giữ gìn những tấm gỗ in Kinh được giữ ở đó. Đêm nọ, người ta nghe thấy tiếng thét của một người phụ nữ từ Xưởng In, “Cháy! Giúp! Mọi người mau đến!”. Bà ấy hét to đến mức mọi người đều chạy đến. Thấy rằng Xưởng In thực sự bị cháy, mọi người dồn hết sức dập lửa. Sau khi lửa bị dập tắt và mọi người xem xét sự việc, họ thấy rằng thật kỳ quặc bởi Xưởng In được bao quanh bởi tường rất cao, nghĩa là chẳng ai có thể vào tòa nhà trừ phi cửa được mở. Mọi người băn khoăn, “Sao lại có một phụ nữ bên trong, người có thể phát hiện ra cháy?”. Khi tìm kiếm xung quanh, họ đến góc mà có bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara trên tường. Khi họ đứng đó, bức tranh Tara sống dậy và nói những lời sau, “Các con cần canh giữ chống lại lửa, chứ không phải nữ giới”. Từ đó trở về sau, quy tắc cấm nữ giới được loại bỏ. Cho đến ngày nay, cả nam và nữ đều được hoan nghênh vào Xưởng In và rằng bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara giờ được biết đến là “Tara Nói Chuyện”. Vị Tara này đáp lại rất nhanh, như dân chúng thường kể. Bức tranh vẫn ở đó. Tôi đã thấy bức tranh khi thăm nơi ấy không lâu trước đây. Năm ngoái, tôi tham dự một hội nghị Phật giáo tại Xưởng In và tận dụng cơ hội để tham quan quanh khu liên hợp. Trong chuyến viếng thăm đó, tôi đã mang về một bức tranh Tara, thứ mà mặc dù không phải bản sao của bức tranh Tara cứu Xưởng In khỏi bị thiêu rụi, vẫn là bản sao của một vị Tara đặc biệt khác, vị cũng được biết đến là ban gia trì lớn lao. Nó được in trên giấy, thứ được làm bằng tay từ các chất liệu trong vùng và trông giống như hình được sao chụp lại. Tôi có thể cho các bạn xem vào lúc khác bởi giờ tôi đang đặt bức hình trên bàn thờ của mình.
Có một câu chuyện khác về một bức tranh tường Cứu Độ Mẫu Tara, điều xảy ra tại Tu viện Drepung. Lần nọ, khi chư Tăng trong Tu viện đang tiến hành tranh luận, một nhóm những cô gái Ấn Độ xinh đẹp, trong y phục Ấn Độ, xuất hiện. Khi theo dõi cuộc tranh luận, họ nghiêm khắc phê bình các tu sĩ, nói những điều như, “Đấy thực sự là một luận cứ tồi tệ”, “Vị này thiếu sự hùng biện”, “Vị kia sai lầm” và v.v. Họ cứ như vậy suốt thời gian họ ở đó, trò chuyện và cười khúc khích với nhau, cho đến khi cuối cùng, các tu sĩ không thể chịu đựng thêm nữa và yêu cầu những cô gái rời đi, bảo rằng, “Các cô không được phép ở lại đây, hãy đi đi!”. Khi bị đuổi đi, họ chạy về vài góc trong Tu viện, nơi mà họ dường như biến mất. Mọi người đều sửng sốt và nhận ra rằng các cô gái này có lẽ không phải những vị khách thông thường. Sau đấy, những bức hình Tara bắt đầu xuất hiện ở góc mà các cô gái biến mất. Về sau, người ta đếm những bức hình và thấy rằng có chính xác hai mươi mốt. Khi người hành hương viếng thăm, họ có thể thấy những bức hình này rõ ràng từ xa. Người ta nói rằng những bức hình này vẫn ở đó trong Cách mạng Văn hóa, nhưng tôi không chắc liệu chúng có còn cho đến ngày nay, bởi một số chùa chiền ở Lhasa đã bị phá hủy nghiêm trọng trong cuộc cách mạng, trong khi số khác vẫn tương đối tốt.
~ LỜI TÁN THÁN HAI MƯƠI MỐT CỨU ĐỘ MẪU TARA
Bài Giảng 2: Tara – Phật Mẫu Nhanh Đáp Lại – Tất Thảy Đều Tôn Kính
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ
https://thuvienhoasen.org/a36281/loi-tan-than-hai-muoi-mot-cuu-do-mau-tara-bai-giang-2-tara-phat-mau-nhanh-dap-lai-tat-thay-deu-ton-kinh-
No comments:
Post a Comment