Friday, December 29, 2017

Sunday, December 24, 2017

Wednesday, November 15, 2017

BÀI TÁN THÁN CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT





BÀI TÁN THÁN CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Đấng lãnh đạo giữa loài người, khi Ngài đản sanh,
Ngài đi bảy bước ngay trên mặt đất này
Miệng nói ta là tối tôn trên thế gian
Con đảnh lễ Ngài, Đấng đã hiển bày trí huệ!
Với sắc thân toàn hảo, Ngài nắm giữ tam thân thanh tịnh
Đại dương trí huệ, Ngài như núi vàng lấp lánh
Thanh danh của Ngài vang tỏa khắp ba cõi
Con đảnh lễ Ngài – Đấng bảo hộ tối tôn!
Đấng có các tướng tối hảo, khuôn mặt Ngài tỏa sáng như vầng trăng tinh khiết.
Con đảnh lễ Ngài – Đấng có kim quang chói lọi.
Thoát khỏi mọi lỗi lầm, ba cõi không ai sánh,
Con xin đảnh lễ Ngài, đấng nắm giữ trí huệ vô song.
Đấng bảo hộ với lòng đại bị,
Đấng toàn giác, Ngài là Bậc Thầy,
Phước điền vô lương công đức và phẩm hạnh,
Đức Như Lai, con xin đảnh lễ.
Bằng tịnh hóa, giải thoát khỏi tham dục,
Bằng thiện hạnh, thoát khỏi các đọa xứ,
Là độc nhất để dẫn chúng sanh về chân thật tánh
Pháp Bảo mang an lạc, con xin đảnh lễ,
Những vị, đã đạt giải thoát, dẫn con đường tới tự do
Và hoàn hảo an trú trong sự thanh tịnh qua tu tập,
Tựa như ruộng phước với những phẩm tánh của sự siêu việt,
Tăng Đoàn thánh chúng, con xin đảnh lễ;
Con xin đảnh lễ tất cả Chư Phật;
Con xin đảnh lễ Thánh Pháp bảo hộ;
Con đảnh lễ chư hiền thánh Tăng;
Tam bảo, con xin đảnh lễ với lòng tôn kính!
Tới tất cả các Đấng xứng đáng để đảnh lễ,
Con xin lễ lạy với vố số phân thân
Và có hết thảy bao nhiêu cõi Tịnh Độ,
Với lòng thành kính, con xin đảnh lễ!
Như ánh sao, ảo ảnh, nến tàn,
Như trò ảo thuật, sương sớm, bong bóng nước,
Như là giấc mông, ánh chớp, mây:
Hãy nhìn nhận các pháp hữu vi là như thế.
Không làm bất cứ gì xấu ác.
Hoàn hảo thực hiện những việc lành,
Và hoàn toàn điều phục tâm trí;
Đó là lợi dạy của Đức Phật.
Nhờ công đức này, mong chúng con đạt tới trí Toàn giác
Và hàng phục được các kẻ thù xấu ác;
Mong cho các chúng sinh đang ngụp lặn giữa con sóng sinh, lão, bệnh, tử
Được giải thoát khỏi đại dương luân hồi.

XƯNG NIỆM HỒNG DANH ĐỨC PHẬT
***
Nam mô Bổn sư, Thế Tôn,
Như Lai, Ứng Cúng,
Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn,
Thiện Thệ, Thế Gian Giải,
Điều Ngự Trượng Phu,
Vô Thượng Sỹ, Thiên Nhân Sư,
Tới Ngài, Đấng Bổn Sư, Phật, Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni,
Con xin đảnh lễ, nguyện xin quy y, thành tâm cúng đường.
(Tụng đọc 3 lần)
- - -

Wednesday, November 8, 2017

Lha Bab Duchen – Ngày Phật trở về từ cõi trời.


Chúng con xin thành Kính Đảnh Lễ hiện thân của lòng bi mẫn không thể nghĩ bàn suốt ba thời của Đức Phật Shakyamuni ( Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ).

Thứ 6 ngày 10/11/2017 (ngày 22/09 theo lịch Tạng) là Lhabab Duchen, một trong bốn ngày lễ trọng đại của Phật Giáo đánh dấu sự kiện Đức Phật trở về thế gian từ Thiên giới. Để báo đáp lòng từ ái của Mẫu thân Mayadevi và cũng vì lợi lạc của chư Thiên, Đức Phật đã dành ba tháng thuyết pháp tại Thiên giới. Khi Ngài sắp trở về thế gian, Đế Thích và Phạm Thiên đã hóa hiện ba chiếc thang dài tám vạn do tuần từ Thiên giới đến vùng Sankisa. Khi Đức Phật ngự ở thang giữa thì hai vị tháp tùng hai bên nâng lọng báu để vinh danh Ngài. Vùng Sakisa ngày nay là một trong Bát Thánh Địa cùng với Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, v.v…
Nhân ngày lễ đầy cát tường này, mọi hạnh lành và nghiệp xấu đều tăng trưởng 100.000 lần; và cũng vậy, ác nghiệp trong ngày này cũng tự tăng trưởng 100.000 lần. Xin hãy cùng nhau thực hành thiện hạnh như tụng kinh tán thán Đức Phật, trì chú, thiền định, cúng dường …
MANTRA SHAKYAMUN: OM MUNI MUNI MAHA MUNIYE SOHA
Mong mọi sự tốt lành !


Một thuở nọ, Đức Phật lên trời Tam Thập Tam để thuyết Pháp cho mẫu thân.

Lúc bấy giờ, bất khả thuyết bất khả thuyết, tất cả chư Phật cùng chư đại Bồ-tát từ vô lượng thế giới trong mười phương đều đến hội họp và tán thán Đức Phật Śākyamuni có thể ở đời ác năm trược, mà hiện sức đại trí tuệ thần thông chẳng thể nghĩ bàn để điều phục chúng sinh cang cường, khiến cho họ biết pháp nào khổ, pháp nào vui. Sau đó, mỗi vị đều sai thị giả đến vấn an Thế Tôn.

Khi ấy Như Lai mỉm cười và phóng ra tỷ ức vầng mây hào quang lớn.

Như là:

- vầng mây hào quang đại viên mãn,
- vầng mây hào quang đại từ bi,
- vầng mây hào quang đại trí tuệ,
- vầng mây hào quang Đại Trí Độ,
- vầng mây hào quang đại chính định,
- vầng mây hào quang đại cát tường,
- vầng mây hào quang đại phúc đức,
- vầng mây hào quang đại công đức,
- vầng mây hào quang đại quy y,
- vầng mây hào quang đại tán thán......

(Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện)


Sunday, October 1, 2017

Mẹ của Đức Dalai Lama thứ 14 - Nguyễn Sắt

Dalai Lama, My Son by Diki Tsering

 Đó là người phụ nữ đã 16 lần sinh nở, đứt ruột khi phải chứng kiến 9 người con chết sớm. Một trong những người con của bà chính là Đức Dalai Lama thứ 14, một người được gần như cả thế giới biết đến và yêu mến.

1 (3).jpg
Đức Dalai Lama XIV và thân mẫu của mình


Nhân duyên đặc biệt
“Tôi sinh ra vào khoảng tháng Giêng năm con Bò Sắt (Tân Sửu, 1901). Tôi được đặt tên là Sonam Tsomo. Tên khai sinh của tôi thuộc về một đời sống khác. Đa số mọi người biết đến tôi với cái tên Diki Tsering, nhưng lúc mới ra đời tôi không được đặt tên là Diki Tsering. Từ khi sống ở Lhasa, tôi cố gắng trở thành Diki Tsering với tất cả ý nghĩa của cái tên này. Vì bổn phận trong địa vị mới của mình, tôi dần dần thôi là Sonam Tsomo, một cô gái đơn sơ với đời sống đơn sơ và ước vọng đơn sơ, làm một người vợ và một người mẹ tốt. Tôi cảm thấy nhớ cô gái mà tôi đã tự bắt mình phải quên”…
Bà Diki Tsering chia sẻ ngắn gọn về cuộc đời của mình trong hồi ký được kể lại hết sức chân thực “Dalai Lama, con trai tôi” (Dalai Lama, My Son).
Mọi người con gái lớn lên dường như đều cùng một ước mơ đơn sơ như thế, hạnh phúc lớn nhất là được làm một người mẹ tốt. Nhưng nhân duyên của mỗi người, không ai giống ai, khiến họ đi vào nhiều ngã rẽ khác nhau.
Với cô gái Sonam Tsomo, mà sau này là Diki Tsering, sinh ra trong một gia đình khá giả, mộ đạo, đông con cái tại làng quê Churkha, xứ Tsongkha - sinh quán của Đại sư Tsongkha, bậc khai sáng phái Gelugpa (Hoàng mạo) ở cao nguyên Tây Tạng - lớn lên trong sự yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Sonam Tsomo kết hôn sớm theo phong tục Tây Tạng, trước khi lập gia đình, như mọi người con gái khác, cô được đặt một tên gọi mới là Diki Tsering. Hôn nhân của cô gái không được tự do lựa chọn mà được gia đình hai bên sắp đặt sẵn. Năm 19 tuổi, Diki Tsering sinh con đầu lòng. “Trong thời đó, tất cả những thai phụ cũng là cô đỡ của chính bản thân mình. Không có chuyện đi tới nhà hộ sinh hay nhờ người khác đỡ đẻ. Chỉ trong lần sinh con đầu tiên mới có một người hầu gái giúp đỡ tôi sau khi sinh hạ, nghe tiếng khóc của đứa trẻ, người hầu gái đến cắt và cột dây rún. Với những đứa con khác, tôi tự làm hết. Tôi sinh tất cả các con ở trong chuồng gia súc, chứ không ở trong nhà”, bà kể lại.
Cũng giống như tập tục xưa tại hầu hết các nước Á Đông, ai cũng mong muốn sinh nhiều con trai, ít ra là con trai đầu lòng xem như dòng dõi được liên tục. Việc Diki Tsering sinh con gái đầu đã khiến cha mẹ chồng khó chịu, điều an ủi là chồng bà đã rất cảm thông với người vợ trẻ. Nhưng sau đó, bà sinh hạ nhiều người con trai, trong đó có người con Lhamo Dhondup mà sau này trở thành Đức Dalai Lama.

1 (2).jpg
Khi nói về tâm Từ bi, Đức Dalai Lama thường liên tưởng
tới tình mẹ và nhắc lại những kỷ niệm với người mẹ của mình...

Năm người con trai Lhamo Dhondup lên hai, một hôm có đoàn người đặc biệt bí mật từ Lhasa đi tìm tái sinh của Đức Dalai Lama thứ 13, họ đã âm thầm xin ở nhờ qua đêm mà không hề tiết lộ mục đích nhiệm vụ thiêng liêng của mình cho gia đình bà Diki Tsering biết. Rồi phái đoàn đó trở lại lần thứ hai, lần thứ ba…
“Lần này Khetsang Rinpoche cầm hai cây gậy khi ông đi vào hiên nhà chúng tôi, nơi Lhamo Dhondup đang chơi đùa. Vị Rinpoche đặt hai cây gậy ở một góc, con trai của chúng tôi đi tới, để một cây gậy qua một bên rồi cầm cây gậy kia lên, đánh nhẹ lên lưng của vị Rinpoche và nói rằng cây gậy là của mình, tại sao Rinpoche lại có nó. Những người trong đoàn đưa mắt nhìn nhau một cách đầy ý nghĩa, nhưng tôi không hiểu một lời nào trong tiếng Lhasa mà họ nói với nhau”, nhiều bài thử nghiệm theo những nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt trong việc tìm tái sinh của vị lãnh đạo quan trọng của Tây Tạng được người mẹ này nhớ lại như in.
Bằng nhiều cách bí mật khác, Lhamo Dhondup được họ xác định chính là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13, chính là Dalai Lama thứ 14. Đó là bước ngoặt cuộc đời của bà Diki Tsering, làm mẹ của một con người đặc biệt, nhiều hạnh phúc nhưng cũng đầy biến cố làm xáo trộn nếp sống của một người mẹ với những ước mơ vốn rất đơn sơ.
Các biến cố cuộc đời
Biến cố lớn nhất khi một trong những người con trai của bà, Lhamo Dhondup, được xác nhận là hóa thân của Đức Dalai Lama, đặc biệt là khi thông tin đó bị tiết lộ, được đồn lan ra làm nhiều người biết, kéo đến diện kiến, mong được chúc phúc, chưa kể những nguy hiểm rập rình khác, đe dọa tới sự an toàn của các thành viên trong gia đình bà Diki Tsering.
Là một nhân vật đặc biệt, sẽ là lãnh tụ về chính trị và tâm linh của người Tây Tạng, do đó, Lhamo Dhondup sẽ có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Các thành viên gia đình huyết thống, trực tiếp là người mẹ cũng không ngoại lệ.
“Sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì được người ta hầu hạ mà không làm việc gì cả. Dù giờ đây, vinh dự lớn lao và số phận đang mỉm cười với tôi, nhưng tôi khóc trong lòng vì nhớ nhà. Ở quê nhà tôi đã phải làm việc cực nhọc để giúp đỡ gia đình, nhưng tôi vui sướng và hạnh phúc. Còn bây giờ tôi được đối đãi như một bà hoàng, nhưng tôi không hạnh phúc như ở Tsongkha. Tôi hài lòng với công việc nặng nhọc và được thấy thành quả lao động của mình. Đối với tôi, thành công với nghề nông, với nhà cửa, và với gia đình chính là một cuộc sống tốt đẹp”, việc làm mẹ của một nhân vật quan trọng, trong cung điện Potala ở Lhasa trong những tháng đầu đã làm cho người mẹ của nhân vật đặc biệt cảm thấy bức bối, bà hồi tưởng lại khi đã lớn tuổi.
Cuộc sống của bà, cũng như các thành viên gia đình đã qua một chương mới, thay đổi hoàn toàn, mới mẻ về phong tục, cung cách giao tiếp, chỉ có cậu con trai Lhamo Dhondup là bình thường như trở về ngôi nhà thân quen mà mình từng sống.
Sau hết, và trên hết, tình mẹ là sức mạnh vô biên
Là người có những tố chất khác thường, luôn xuất sắc trong mọi tiếp nhận và thử thách, nhưng mỗi khi cậu con trai Lhamo Dhondup - đã trở thành Đức Dalai Lama thứ 14 phải trải qua các cuộc thi cử theo quy định giáo dục đương thời, bà Diki Tsering, cũng như bao bà mẹ khác, “tôi chỉ lo Đức Dalai Lama không làm tốt khi trả lời những câu hỏi của các vị học giả hàng đầu; nhưng nỗi lo của tôi dường như vô ích, vì Ngài luôn luôn làm tốt như được mong đợi”, bà kể.
Một trong những khó khăn của bà, chính là không được ở cùng và chăm sóc cho con, vì theo quy định của tu viện không cho người nữ được sống chung trong đó. Đôi khi chỉ được nhìn con qua khung cửa sổ… Chính tình thương với con đã khiến bà vượt lên những khó khăn khác trong giao tiếp, làm quen với những quy định nghiêm ngặt, không được tự do đi lại như trước kia ở quê nhà…
“Tôi thức dậy lúc sáu giờ, lễ Phật hai trăm lạy rồi tụng kinh. Dùng điểm tâm lúc tám giờ rưỡi. Gần như suốt ngày tôi ở trong vườn Changseshar, tôi chỉ đi ra ngoài khi cần thiết, như đi thăm Đức Dalai Lama, đi lễ chùa hay đi đến cung điện Potala trong những dịp lễ quan trọng. Tôi đi ngủ lúc chín giờ tối”. Cuộc sống của một người phụ nữ hay lam hay làm bỗng trở nên như thế, học ăn, học nói, học phong tục mới, và luôn được giám sát bởi người bảo vệ.

dalai-lama-.jpg
Đức Dalai Lama
Chính tình thương vô biên ở người mẹ đã khiến người đàn bà ở miền quê trở thành một nhân cách lớn, quan tâm và tham dự vào những việc hệ trọng, nỗ lực giữ sự công bằng có thể trong nhiều tình huống khó khăn ở trong bối cảnh Tây Tạng thời bấy giờ, cũng như khi sang Ấn Độ, trở thành biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ, nhân hậu của người phụ nữ luôn ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của mình, luôn muốn được chăm sóc con cháu cho đến những ngày tháng cuối đời.
Khi biết mẹ không còn thời gian nhiều trong kiếp sống hiện tại, Ngài Dalai Lama thứ 14 đã đến thăm, mẹ Ngài đã tỏ ra an nhiên và thổ lộ rằng, bà không hề sợ hãi cái chết. Đúng như vậy, bà đã rời kiếp sống trong khi đang tham thiền, với sự hướng dẫn của người con trai của mình - Đức Dalai Lama, tinh tấn thiền quán về các thangka chư Phật, các vị Bồ-tát…
Trong những lần thuyết giảng trước hàng ngàn người, ở khắp nơi, và trong các cuốn sách mà Đức Dalai Lama thứ 14 là tác giả, ngài thường nói về tình mẹ khi đề cập tới tâm Từ bi, và đôi khi kể lại những mẩu chuyện về mẹ mình, những hồi ức đơn sơ nhưng chạm đến trái tim của nhiều người, khả tính tình mẹ là vô biên…
Nguyễn Sắt
........................
(Được viết trong nỗi nhớ về người mẹ đã khuất trong mùa Vu lan PL.2561, nhân đọc lại hồi ký “Dalai Lama, My Son”, trích dẫn được tham khảo bản dịch Việt ngữ của thầy Thích Nguyên Tạng)


Theo Giác Ngộ online

Thursday, September 28, 2017

White Tara


Thần chú Bạch Quan Âm:  (bằng tiếng Phạn)
Oṃ Tāre Tuttāre Ture Mama Ayuḥ Punya Jñānā Puṣtiṃ Kuru Svāhā

 Trì tụng Bổn Tôn Chú của Bạch  Quan Âm:  Quan Âm  Tara Trắng này hay tăng trưởng thọ mạng, kéo dài tuổi thọ, trừ hết thảy chết yểu, mạng sống ngắn ngủi, cùng các hung tai, uổng tử cực ác, tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử . Chúng ta sống ngày nào, sống giờ nào đều có thể có những hoạt động đem lại lợi ích cho cuộc đời, cho chúng sinh và cho thế giới, và để tụ tập đến con đường giác ngộ để độ chúng sinh.

 Bạch  Quan Âm:  Quan Âm  Tara Trắng là hóa thân xuất hiện từ 2 giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm với lòng bi mẫn bao la, mặc dù không ngơi nghỉ để giúp đỡ chúng sinh nhưng ngài vẫn buồn rầu vô hạn khi thấy có nhiều chúng sinh tiếp tục rơi vào 3 cõi thấp như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và có rất ít chúng sinh đạt được tiến bộ trên đường giác ngộ.

 Lịch sử:
Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là yogini.
Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu.
 Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là "ngôi sao", là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn.







Sunday, September 24, 2017

Yếu tố bất ngờ trong bài thơ “Bông Hồng Cho Mẹ - Đỗ Hồng Ngọc” - Nguyễn Thị Tịnh Thy




Bông hồng cho Mẹ
Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…





là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác. Và tuyệt tác này xứng đáng được hiện diện trong tang lễ của những bà mẹ. Bởi vì Bông hồng cho Mẹ là một cách viếng mẹ, khóc mẹ vô cùng đặc biệt – đầy uyên áo nhưng rất đỗi giản đơn. Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ nhưng đủ để khiến người đọc có nhiều phức cảm buồn vui, thấu đạt lẽ sinh tử, cảm ngộ điều được mất… để có thể tỉnh thức, an nhiên trước sự nghiệt ngã của quy luật sinh ly tử biệt.

“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đoá hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…”

Toàn bài thơ, kể cả nhan đề, đề tài, hình ảnh đều rất đỗi thân quen đối với người dân Việt, đặc biệt là các Phật tử. Có thể nói, Mẹ, lễ Vu Lan, hoa hồng màu trắng, hoa hồng màu hồng và cả nghi thức cài hoa hồng lên ngực dường như đã trở thành những biểu tượng mang tính liên văn bản trong văn chương nghệ thuật, trở thành tập quán trong đời sống và tâm thức bao người. Vậy mà, nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc vẫn tìm ra được một tứ thơ lạ làm ta sững sờ, khiến ta bất ngờ. Đúng! Bất ngờ chính là yếu tố làm nên hồn cốt của bài thơ.

Bất ngờ đầu tiên là nghịch lý của hai câu thơ đầu:
“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng”

Lạ chưa! Con cài hoa trắng, nghĩa là con không còn mẹ. Theo lẽ thường, mẹ càng phải cài hoa trắng, vì mẹ của mẹ (bà ngoại) cũng không còn. Vậy mà, con cài bông hoa trắng – bông hoa của tang tóc, mất mát; nhường cho mẹ đóa hoa màu hồng – màu của diễm phúc, viên mãn. Hẳn bạn đọc sẽ không khỏi thắc mắc về nghịch lý này. Trong thưởng thức nghệ thuật, thắc mắc, hoài nghi, cảm thấy mâu thuẫn… là khởi đầu của mỹ học tiếp nhận. Bạn đọc chờ đón lời giải thích ở câu tiếp theo. Nhưng không. Câu thứ ba lại càng khẳng định sự vững chắc của hai câu đầu: “Mẹ nhớ gài lên ngực”. Lại thêm một tầng thắc mắc nữa: Mẹ đã mất, vậy mà có thể thực hiện động tác “gài” hoa lên ngực. Mà chắc là mẹ có thể làm được việc đó, nên con mới dặn mẹ là “nhớ gài”. Quả là nghịch lý chồng nghịch lý! Cho đến câu cuối cùng: “Ngoại chờ bên kia sông…”, tất cả mọi thắc mắc, nghịch lý đều được cởi bỏ. Cởi bỏ bằng một sự bất ngờ – bất ngờ đến mức khiến ta ngỡ ngàng, sững sờ, xúc động, rưng rưng…

Cấu tứ bất ngờ là nét độc đáo chuyển tải chủ đề của bài thơ. Kiểu cấu tứ này khiến cho bài thơ đảm bảo được nguyên tắc “mạch kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường. Người làm thơ phải biết rằng, mạch thơ tối kỵ là bị để lộ, nhà thơ phải làm sao đó để đến câu cuối cùng, điều mình muốn ký thác, bộc bạch mới lộ ra, gây bất ngờ cho người đọc, thậm chí bẻ gãy được những đoán định của họ. Bất ngờ càng lớn, ý thơ càng sâu sắc, sức lay động càng mãnh liệt. Vì thế, câu cuối cùng thường là câu gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài thơ. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng, trong thơ Đường luật, những câu đầu dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ, có thể bao quát cả không gian mênh mông vô tận và thời gian vô thủy vô chung thì vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu cuối. Làm thơ Đường, trong tâm tưởng của nhà thơ, câu cuối chính là câu khởi đầu.
“Ngoại chờ bên kia sông…”

Vậy là không còn nghịch lý nữa. Mẹ về với ngoại. Ngoại đã đi trước, và đón chờ mẹ ở bên kia sông. Ngoại đón con gái của ngoại, mẹ về trong vòng tay của mẹ mình. Tất cả mọi việc đều thuận chiều. Và vì thuận chiều như thế nên nỗi mất mát, chia xa bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Viết về cái chết, về nỗi đau tử biệt nhẹ nhàng như thế, nhà thơ đã thấm nhuần triết lý của nhà Phật. “Vô thường”, “sắc không”, “tứ khổ”, “diệt khổ”, “từ ái”… được chất chứa trong từng câu chữ giản dị tưởng chừng như không còn là thơ, không phải là thơ. Tất cả hai mươi chữ trong bài thơ tứ tuyệt này đều là từ thuần Việt, cả danh từ, động từ, đại từ…; cả hình ảnh, biểu tượng… cũng đều rất đời thường và dân dã đến mức người đọc, người nghe ở trình độ nào cũng có thể hiểu, có thể cảm, có thể xúc động. Mặc dù bài thơ đậm chất triết lý, nhưng chất triết lý ấy đến một cách đơn giản, không trau chuốt gọt giũa, không cao đàm khoát luận. Mọi cảm xúc, tình cảm trong bài thơ vừa như có, vừa như không; vừa rất nặng, vừa rất nhẹ; vừa hiện thực, vừa kỳ ảo. Tất cả đều tùy thuộc vào cách mà mỗi người cảm nhận về cái chết, về tình mẫu tử, về lẽ tử sinh. Sâu sắc và đa nghĩa như thế, Bông hồng cho Mẹ là cả một chân trời nghệ thuật mà ở đó, mọi đường nét nghệ thuật dường như tan biến trong tình cảm sâu nặng của người con đối với mẹ, để rồi lan tỏa đến người đọc. Khiến cho người đang nằm có thể bước đi, khiến cõi chết trở thành cõi sống, khiến âm dương cách biệt trở nên gần lại, đậm chất nghệ thuật nhưng không thấy dấu hiệu của nghệ thuật, như vậy là bài thơ đã đạt đến cảnh giới cao siêu của nghệ thuật: “áo của thợ trời không nhìn thấy đường may” (thiên y vô phùng). Chỉ trong hai mươi chữ, từ một tấm lòng, nhà thơ đã nói hộ muôn tấm lòng. Ước mong của tác giả là ước mong của mọi người, tiếng thơ của anh nhưng là tiếng lòng của tôi, của tất cả chúng ta.

“Ngoại chờ bên kia sông…” là hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi, chất chứa nhiều hàm nghĩa ý tại ngôn ngoại. Câu thơ tạc nên hình ảnh của người mẹ muôn thuở: yêu thương, dịu dàng, nhẫn nại, chở che, bảo bọc, hy sinh. Từ vị trí của người mẹ ở ba câu đầu, mẹ trở thành vị trí của người con ở câu cuối. Mẹ được về trong vòng tay yêu thương của ngoại, lại một lần nữa được làm con của ngoại, nghĩa là mẹ được tái sinh. Câu thơ còn toát lên một chân lý: có mẹ, dù ở bất cứ nơi đâu, dù ở cõi sống hay cõi chết, ta cũng sẽ được chở che, được bình an. Vì thế, dù “bên kia sông” là một thế giới vô cùng lạ lẫm thì mẹ cũng sẽ khỏi phải ngỡ ngàng, ngơ ngác, bơ vơ, lạc lõng. Có ngoại rồi, con yên tâm cho mẹ, con được an ủi rất nhiều khi nghĩ về bước chân cuối cùng của mẹ trong chuyến độc hành này.

Về với mẹ, về bên mẹ là một cách nói giảm nhẹ tuyệt vời để xua tan đi nỗi đau xé lòng, nỗi mất mát không gì bù đắp được. Câu thơ khiến ta bình tâm hơn, thanh thản hơn, thấu đạt hơn, an nhiên hơn khi đón nhận quy luật nghiệt ngã của tạo hóa. Câu thơ còn đặt ra vấn đề về cách nhìn nhận, đón nhận và lý giải những biến cố của đời sống. Trắng – hồng, sống – chết, được – mất, đi – về, sắc – không… ranh giới của những cặp đối lập ấy chỉ là tương đối. Sắc sắc không không, “có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không”, tất cả đều tùy thuộc vào cách chúng ta đón nhận sự việc. Nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc đã chọn cách nhìn thấy niềm vui trong nỗi đau, đổi chất trẻ thơ cho sự già nua, biến chia ly thành đoàn tụ, thay mất thành được, biến ra đi thành trở về.
Từ hình ảnh và ý nghĩa đẹp đẽ của câu cuối, đối sánh với ba câu đầu theo lối đọc ngược bài thơ từ dưới lên, ta sẽ thấy mọi ẩn số của nghịch lý đều được giải đáp tường tận. Vì mẹ được về với ngoại (câu 4) nên mẹ nhớ cài hoa hồng lên ngực (câu 3), con dành cho mẹ đóa hồng là hợp lý (câu 2), con nhận phần mất mát cho riêng mình, và con vĩnh viễn không còn mẹ trên đời (câu 1). Cũng từ câu 4, đọc lại câu 3, ta sẽ thấy câu thơ – lời dặn của người con – thấm đẫm nỗi niềm. “Mẹ nhớ gài lên ngực”. “Mẹ nhớ…”, nghĩa là mẹ đừng quên làm điều đó nhé, bởi đóa hoa hồng dường như là dấu hiệu để ngoại nhận ra mẹ, là tín vật để xác nhận hạnh phúc đoàn viên của mẹ và ngoại. Và con mong như thế, mong lắm thay! “Mẹ nhớ gài lên ngực”. Lời thơ như dặn dò nhắc nhở, như van xin cầu khẩn, như vỗ về dỗ dành, như an ủi động viên… trong giờ phút bịn rịn tiễn đưa. Lời nói ấy là tấm lòng, là nỗi âu lo, là yêu thương chan chứa bật lên từ nỗi đau nén chặt trong lòng. Khóc không nước mắt, nỗi đau lớn tựa càn khôn!

Mở đầu bằng những nghịch lý và kết thúc bất ngờ bằng những chân lý, Bông hồng cho Mẹ đưa chúng ta ra khỏi bến mê để bước vào bờ đạt ngộ. Dẫn dắt người đọc đi từ mê muội đến tỉnh thức về lẽ tử sinh như thế, quá trình nhận thức của bài thơ mang đậm dấu ấn của Thiền tông. Bài thơ là cái nhìn khác biệt và sống động về một trong “tứ khổ” sinh lão bệnh tử, thấm đượm chân lý về tình mẹ. Nếu có mẹ, được ở bên mẹ thì cõi chết cũng là cõi bình yên. Đối diện với cái chết bằng tâm thế ấy, ta còn sợ nỗi gì? Ai rồi cũng có ngày được về với mẹ, hãy nhẹ nhàng, nhẹ gánh mà đi. Rồi ta sẽ được mẹ ta đón bên kia sông. Hiểu là giải thoát. Vẫn biết như thế, nhưng sao nước mắt vẫn cứ chảy dài khi nghĩ đến ngày ngoại đón mẹ. Ta mê muội quá chăng?
———————————-
Nguồn: Đặc san LIỄU QUÁN, số 12, tháng 8.2017. Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán-Huế

(*) Nguyễn Thị Tịnh Thy, giảng viên Đại học Sư Phạm, Huế

Sunday, September 3, 2017

Về Một Thế Hệ Áo Lam - Tuệ Sỹ


Thầy Tuệ Sỹ với anh chị em GÐPTVN (Ảnh: Nhuận Pháp)


(Nhân ngày giỗ thứ 4 Huynh trưởng Nguyễn Quang Tú)
Ngày chủ nhật, ở một góc chùa vang tiếng nô đùa, líu lo của đàn chim oanh vũ. Sân chùa vắng khách. Chỉ thấp thoáng những tà áo lam. Sau hậu liêu, chùa vắng như không Sư. Trời trưa nắng hanh.
Đàn chim non hồn nhiên trong đôi cánh mỏng màu lam không biết đến những đám mây đen của cơn giông đang kéo đến. Thật sự đã kéo đến nhiều nơi rồi. Cây bồ đề rợp bóng quê hương đang bị tỉa dần lá non. Những nhánh già trơ trọi.
Những ngày đó, trước mắt tôi, một làn ranh rõ rệt; bên này là cõi sống, bên kia là cõi chết. Giờ khắc đong đưa như chiếc cầu độc mộc nối liền hai bờ mộng huyễn. Dù vậy, không sao tưởng tượng được sau cái chết, chỉ một bước, chỉ trong khoảng một đường tơ, một sát na, thế giới là gì, và rồi ta sẽ còn là gì, có giống như chiếc lá lìa cành rơi mãi xuống dưới kia vực thẳm không đáy?
Nhưng rồi, từ cõi chết, từ biên giới của sống chết, tôi trở lại cái cõi mông lung hỗn độn trước kia, ở đó hằng bao lâu rồi những con suối và sông và biển vẫn bồng bềnh những giòng máu và những giọt nước mắt đã đông lại lấp lánh hai màu, tình yêu và thù hận, quay cuồng như hoa đốm hư không, thành kính vạn hoa. Thế giới vẫn không thay đổi. Mỗi sáng được gọi thức bằng tiếng kẻng, được làm từ vỏ đạn; đâu đây vẫn còn tiếng gọi của tử thần trên chiến địa. Rồi sắp hàng theo những người nay được liệt xuống hàng cặn bả của xã hội, để vác cuốc, vác rựa ra đồng, phơi lưng cho mặt trời vẽ bóng.
Quãng thời gian ấy đủ dài cho một thế hệ mới trưởng thành. Mới ngày nào đó, những khuôn mặt ngây thơ trong bộ đồng phục màu lam, xinh xắn dễ thương, cứ mỗi chiều chủ nhật quây quần “quây một vòng hát mà chơi” trước sân chùa. Mỗi lần lên chùa, các cô cậu bé oanh vũ thường dấu đồng phục trong cặp, như ngày thường mang cặp sách đến trường. Hôm nay các cô cậu mang đến chùa; lôi trong cặp sách học trò ra bộ đồng phục được truyền từ nhiều thế hệ cha anh, thế hệ của những Phật tử anh hùng đã nêu cao khí tiết của những người biết sống và biết chết. Có những cô bé oanh vũ nhí nhảnh kéo tay Thầy, bảo“Thầy ngồi đây sinh hoạt với tụi con; không thì tụi con về”. Hoặc, “Thầy ngồi xuống chỗ này làm cột nhà để tụi con chơi u mọi”.

Những lúc dầm mình trong cơn nắng gắt trên cánh đồng mía mênh mông, và mỗi khi khom mình trên mớ cỏ xanh, tôi cảm giác mơ hồ đâu đó một thế hệ đang trưởng thành, nhưng không hình dung được sẽ trưởng thành như thế nào. Đám cỏ dại tự do phát triển, thỉnh thoảng người ta được lệnh cuốc bỏ chúng đi. Chỉ giữ lại những loại cây có hữu ích cho con người, được vun trồng, chăm sóc bởi bàn tay con người,được uốn nắn theo một chủ đích nào đó. Nhiều thế hệ áo lam; thực tế thì chưa nhiều lắm nhưng tâm nguyện để dệt thành nó thì đã là ngọn đuốc cho nhiều thế hệ Phật tử anh hùng từng góp công làm nên lịch sử dân tộc. Có những tên tuổi sáng chói trong lịch sử, mà cũng có nhiều, rất nhiều, tên tuổi âm thầm tan biến theo cỏ cây, làm chất sống để bồi dưỡng cho sức sống của dân tộc. Dòng sống như dòng sông, mà con sóng sau đẩy con sóng trước, vượt thác ghềnh đổ vào đại dương thế giới. Thế hệ cha anh tự rèn luyện bản thân, bồi dưỡng chí hướng theo hướng đi của Bồ Tát đạo; đồng thời không quên bồi dưỡng thế hệ đàn em mai sau. Những bậc đàn anh đó, theo định nghiệp của mình, và cũng theo tâm nguyện của mình, người này nằm xuống, chuyển thân ngũ uẩn sang một đời sống khác, người khác vẫn tiếp tục đi lên, cho thế hệ đàn em nối gót trong niềm tự tin và kiên cường như kim cang bất hoại.


Trên đường từ đồng ruộng mía trở về trại, tôi được phép ghé qua nhà thăm để gặp gỡ người thân. Anh Tú và một vài anh chị khác đang chờ tôi ở đó. Anh không nhìn thấy tôi được nữa. Trên vai tôi bóng rát bởi ánh lửa mặt trời; trước mắt anh là một thế giới tối tăm. Chúng tôi thăm hỏi, hàn huyên khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Thế giới này vốn dĩ được trùm kín trong bóng tối điên đảo mộng tưởng. Những người học Phật quán sát thế gian thuần bằng con mắt thịt, phú trần căn… Nhưng tôi vẫn cảm thấy bâng khuâng trong ý niệm “mất và còn” của những bóng mây hư ảo. Tất nhiên anh vẫn cảm thấy, vẫn nhìn rõ và quan sát rõ, trên nền tảng tư duy từ giáo lý đã học và đã tu tập, thấy rõ những điều, những sự biến của thế gian, những trò thiên diễn và sân khấu kịch đời, bằng trí tuệ của những người học Phật. Ở tận cùng trong thâm tâm, dù trong hoàn cảnh nào, hay trong nghiệp cảm lảnh thọ nào, người Phật tử vẫn xác tín con đường Chánh đạo mà mình đang đi, tin tưởng với niềm tin bất hoại nơi Phật tính bất diệt của mỗi chúng sinh.
Gần mười năm sau nữa tôi mới gặp lại anh tại nhà riêng của anh. Bấy giờ anh không còn thấy, không còn nghe, và cũng không còn biết tôi đang đến thăm anh. Rồi một tháng sau nữa thì anh mất.
Mỗi lần nghĩ đến anh, ấn tượng những lần gặp cuối ấy thường hiện rõ nét trong tôi. Những cánh đồng mía, ánh mắt trời đỏ rực trên lưng, những giọt mồ hôi đọng chốc lát trên ngọn cỏ xanh, và khoảng tối mênh mông của con đường phía trước và phía sau. Ý nghĩa trầm luân trong vũng sinh phiền não của ba nghìn đại thiên thế giới nhiều khi cũng phảng phất như sợi tơ mong manh trên khoảng trống của vách đá tử tù, và trong khoảng tối vô hạn trước phù trần căn hư hoại. Nhưng phía trên cao, con đường trải dài vô tận bởi niềm tin bất hoại, ánh sáng lấp lánh từ những hạt bồ đề, mầm bi-trí-dũng vẫn tiếp tục vươn lên, để mong dâng hiến cho đời những đóa vô ưu. Anh, và nhiều huynh đệ của anh đã đi mất, nhưng mầm non mà các anh đã gieo trồng, chăm bón, vẫn đang vươn lớn.
Anh đứng dậy, nắm tay tôi để từ giã, với đôi mắt nhìn xa xăm trong bóng tối. Từ phía sau anh, những cánh chim non màu lam đang tung cánh bay lên, hướng theo ánh sáng của Sao Mai Chánh giác đang rực sáng ở phía chân trời phương Đông.
Tuệ Sỹ
(theo gdpthaingoai.org )

Sunday, August 27, 2017

Dicorvery Niagara River








Những bậc thang để xuống đường mòn xuống sát giòng sông



Đường mòn xuống sát giòng sông







Đến sát rồi







Ghi lại những đoạn phim để chia sẽ. 









Saturday, August 5, 2017

A glimpse of Quebec City


















Tặng Một Vầng Trăng



Tặng Một Vầng Trăng

Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói:
“Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi,khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh.
Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói:
'' Rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi''.
Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói :
“ Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.

S.T.



Thursday, August 3, 2017