Thursday, April 30, 2015

ÔNG PHẬT BÙN - THE BUDDHA IN MUD
































ÔNG PHẬT BÙN

THE BUDDHA IN MUD

Thuở xưa có một tên trộm. Một hôm sau một mẻ trộm, chưa được gì hết đã bị phát giác. Anh ta chạy thục mạng loanh quanh tìm chỗ trốn, bước đường cùng đến một đập nước đành nhẩy vội xuống bờ đập. Nhìn quanh quất không thấy có một lùm bụi nào để chui vào ẩn trốn, anh đành ngồi đại xuống đám cỏ đầy bùn. Xa xa đám người rượt theo tìm anh đang chạy tới. Bí quá, anh nhắm mắt lại không dám nhìn họ, cũng không dám nhúc nhích. Đám đông chạy tới nơi, ngạc nhiên thấy một người ngồi an nhiên giữa đám bùn.

Họ bảo nhau:
“Ông này là ai?”
Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia:
“Có thể ông ta đang ở trong thiền định!”
Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi:
“Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.

Từ nẫy giờ thầy có thấy một người nào chạy ngang qua đây không? Chúng con đang truy tìm một tên trộm.” Anh trả lời: “Ờ… tôi không để ý, không nghe thấy gì hết.” Thế là đám đông kéo nhau đi. Chừng một đoạn đường họ quay trở lại chỗ anh ngồi. Anh vẫn còn ở đó vì chưa biết đi đâu. Thấy anh im lặng, không nhúc nhích, họ rất kính nể, sụp xuống xá lậy và mời anh về trụ ngôi chùa làng đến bây giờ chưa có vị tăng nào về. Trong lúc ngặt nghèo như thế, anh chỉ biết nhận lời để chờ thời.

Tuy ở trong chùa, nhưng máu ăn trộm nơi anh vẫn mạnh. Anh định bụng chờ cơ hội thuận tiện, trộm một mẻ kha khá rồi trốn biệt qua tỉnh khác thật xa.

Sáng sớm hôm đó, anh vào chánh điện, tóm gọn cho vào tay nải nào lư hương, đèn đuốc… những món đồ thờ phụng cổ kính đắt giá, sửa soạn ra đi. Thình lình một Phật tử đến than khóc vì một người thân mới qua đời đêm qua. Ông ta đến chùa nhờ anh cầu siêu. Anh để vội tay nải xuống, lấy khăn lông lau lau chùi chùi mấy món đồ, làm như đang lau dọn bàn thờ. Anh an ủi ông Phật tử vài câu, ghi tên kẻ quá vãng vào tờ giấy và hứa sẽ đến nhà tụng kinh. Thế là mưu toan ăn trộm một lần nữa lại bất thành! Anh thở dài, ngao ngán. Xếp vội các món đồ thở trở lại lên bàn, anh lót lòng đỡ mấy miếng bánh còn lại từ chiều hôm qua, xong chuẩn bị đến nhà Phật tử. Cũng may anh tìm được nghi thức tụng kinh cầu siêu trong tủ kinh sách, nên yên lòng khoác áo ra đi.

Và như thế ngày này qua ngày nọ, anh ẩn nhẫn trong chùa đợi thời cơ. Nhưng chẳng gặp được cơ hội thuận tiện. Rồi người thì hỏi đạo, kẻ thì thỉnh đi tụng đám, anh không có thì giờ tính kế mưu nữa, chỉ biết tìm tòi trong tủ kinh những sách Phật pháp đọc và học để trả lời câu hỏi của Phật tử. Rồi anh tập ngồi thiền, niệm Phật cho khỏi suy nghĩ lo lắng đến tương lai. Lâu ngày cuộc sống của anh “đạo tặc” bất đắc dĩ phải nương náu của chùa này cũng êm xuôi, dần dần anh cảm thấy an ổn hơn. Và thấm thoát đã hơn năm.

Thói quen mới của anh bây giờ là theo thời khóa của nếp sống nhà chùa, từ miếng ăn miếng ngủ đến lao động và công phu sáng chiều. Anh vui với công việc hàng ngày: quét dọn vệ sinh nhà cửa, trồng trọt chút rau chút bắp. Anh vui với những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn, chia xẻ với họ từng niềm vui nỗi buồn, thúng nếp họ gặt, đám khoai anh trồng. Nghĩ lại thời gian qua anh đã sống quá tệ hại, không biết đến công lao cần cù khó nhọc của họ, mà nỡ trộm cướp thành quả dành dụm chắt chiu của họ. Thật tội lỗi biết bao! Anh cảm thấy hối hận vô vàn. Và từ đó anh dành nhiều thì giờ bái sám.

Kể từ đây dấu vết thói quen của cuộc đời một tên trộm thực sự tan biến.

Anh bây giờ là một con người mới, con người hiền thiện và là chỗ nương tựa tâm linh cho dân làng.
Thuần Bạch- Ngọc Bảo

Vài lời mạn bàn:

“Đồ tể buông dao cũng thành Phật đạo”… huống gì một tên trộm vì hoàn cảnh đưa đẩy bất đắc dĩ bỗng trở thành một vị sư và lâu ngày lộng giả thành chân, chuyển hóa thành một con người mới hoàn toàn. Nếu không có cơ duyên này, tên trộm có thể suốt đời là một tên trộm. Nhưng cơ duyên đến không phải do ngẫu nhiên, mà vì những sắp xếp nào đó trong nghiệp quả mà tên trộm mang theo trong đời, và nếu không có những chủng tử có sẵn, chắc chắn tên trộm đã trốn chùa ra đi từ lâu, không cần quan tâm gì đến những lời yêu cầu hay hoàn cảnh tội nghiệp của đám dân làng chất phác, thế nhưng anh ta đã nấn ná ở lại để dần dà trở thành một vị sư thực sự.

Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm muôn mầu thật thú vị. Tâm con người cũng thế, như một hang động bí ẩn đầy những ngõ ngách kỳ lạ với những cảnh trí muôn vẻ. Người theo cảnh hay cảnh theo người? Đi sâu tìm hiểu tâm con người, có lẽ chúng ta sẽ hiểu được phần nào những cơ duyên đến trong cuộc đời chúng ta*:) happy.

__(())__


ENGLISH

The Buddha in mud

Once there was a thief. One day he was found while he was breaking into a house. Off he ran as fast as he could, until he reached a dam. He jumped to the bank of the dam, fearful of the people in hot pursuit after him. Looking around, there was no bush to hide in, so he just sat down on a clump of weeds full of mud. Petrified with fear of being caught, he dared not move, just sat motionless with his eyes closed. The pursuers were startled when they found a muddy man sitting motionless. They asked themselves: “Who is this man?” One of them thought this man looked like someone in meditation, so he told the others: “He’s a monk in meditation!” Everybody became respectful, they bowed to him and asked: “Master, we are sorry to bother you, but did you see a man running by earlier? We are looking for a thief.” The thief reply: “Oh no... I did not notice anything…” So they left, but came back after a while. The thief was still sitting there, because he did not know where to go. Thinking this is a kind of profound meditating practice, the pursuers were full of respect. They asked him to become the monk of the village’s temple, which until now had been without any residing monk. Being in such a situation, the thief had no other choice than to accept it.
Although living in the temple, a thief was always a thief. He soon thought of stealing the valuable things in the temple and take off when there was a chance.

That morning, he went into the main shrine, removed all the valuable statues, worshipping appliances etc... stuffed them into a bag and got ready to go. Suddenly there came a crying believer, because a member of his family just passed away last night. The believer asked him to go to his house to pray for the dead. The thief hastily put down his bag, acting as though he was just dusting and cleaning the appliances. He comforted the believer, took his name on a piece of paper, then promised to go there to pray. Sighing disappointingly for his foiled plan, he put back all the stolen things and set out to the believer’s house. Before that, he was careful to bring along one of the prayer book that he found in the shrine.

And so the days went by, he stayed in the temple waiting for the good time to leave. But he never had the chance. Believers kept coming, asking questions, or inviting him to their house for funeral prayers, and to be able to serve them he had to read and learn the sutras. Soon he began to practice meditation, chanting the Buddha’s name to relieve himself of his worries and stress. The old thief who was forced to become a monk now had to learn to live the life of a monk, and unexpectedly, this simple life gradually brought peace to him.

A year passed by. His daily schedule now was like the schedule of a real practitioner. He worked all day, cleaning, growing the vegetables, practicing meditation and chanting the sutras every morning and night. He partook in the joy, the sadness of the peasants in the village, shared with them the products that he grew by himself. Looking back at his previous life, he was horrified. How can he think of stealing from these poor, hard working people! He was ashamed of himself. From now on, he would make time to repent for his past sins.
Henceforth, he was transformed from a thief to a real practitioner. All traces of his past life were now erased. He became a new person, a person of goodness and a spiritual support for the people of the village.

















Monday, April 27, 2015

TRÍ THỨC PHẢI NÓI - Tuệ Sỹ




















TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Tuệ Sỹ

Kính thưa quí vị,
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái "may mắn" khác - nếu cho đó là may mắn - được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là "cặn bã" của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những "đổi thay to lớn" của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: "Cán bộ làm sai, đảng tri... Đảng làm sai, đảng sửa." Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho "dân tin đảng và đảng tin dân." Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng "dân tin đảng" có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách "đại đoàn kết" như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là "rác rưới tư bản". Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với "thần dân" dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống "vô gia cư" phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói "lén lút qua mặt chính quyền." Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.

Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

Saturday, April 25, 2015

BỐN MƯƠI NĂM RỒI SAO - Thơ Lê Mâu, nhạc Châu Đình An tiếng hát Ngọc Anh











Prayer for victims of earthquake in Nepal ( Apr 25 2015 )










 
Dear Brave Souls: I've just received news there was a huge 7.9 earthquake in the spiritual land of of Nepal, that the people near Kathmandu in particular, but also outlying settlements, are in need of our prayers. Many have died and many are still being recovered and many families and friends can not yet find each other, a terrible panic of heart and soul.


Many historic buildings have fallen down. Climbers on Everest say huge avalanches were unleashed and threatened lives entirely. In earthquakes from post-trauma on site, we know there will be many crushing injuries. Let us pray that all are found soon and alive and can be helped in every way.



Please join me in your own way of sending healing energy and strengthening fibers for the Nepalis to hold onto, across the world to the souls in need, that they be calmed and receive aid as quickly as possible, that they be comforted, and their children and families and friends and animals find each other very very soon.



I created this prayer hand writ here at my desk just now, and I will place it here for you in case you would like to 'think it' as prayer across the world to Nepal also-- in case you would like to pray it too... or whichever prayers you feel called to...in whichever way. Intention is the entire point of prayer. Please join me in your own blessed way.


Prayer Flags Across the Sky
For Those in Need

We send to you
memory of Balance in all things,
even when everything
seems to have tilted
out of balance
for now.

We send the five silk prayer flags
flying across the world to you,
flying to every single person in need:
the flags, representing
our strongest prayers for
the calming of all the elements
both outside yourself
and inside your dearest self...

--the blue silk flag
we are sending through the sky to you,
for calming
of the sky and space
anywhere within or around you
and your loved ones.

--the white silk flag
we are sending through the sky to you,
for calming
of the air and the wind
anywhere within or around you
and your loved ones.

--the red silk flag
we are sending through the sky to you,
for calming
of all flame and fire
anywhere within or around you
and your loved ones.

--the green silk flag
we are sending through the sky to you
for calming
of all wet and water
anywhere within or around you
and your loved ones.
.
--the yellow silk flag
we are sending through the sky to you,
for calming
of all vital energies of the earth--
anywhere within or around you
and your loved ones.

We send across the sky
the soft silk
of the prayer flags,
for you to string
across the mountains
of your hearts...

that our prayers
protect you,
shelter and warm you,
reassure and calm you--
and that you be found
if you are missing,
that you be tended to
in effective ways
if you are in need,
that you be restored
to health and harmony

We lend you
our spirits' energy
to add to yours,
to help you
pull all the five
holy elements
back to calm
and peace again
-- for there is your strength
and there is our strength also:
for in mayhem or in harmony
we are all One.

May it be so
that you are helped and healed
and all those you love.

May it be so right now.
that you and they
be restored
in every way.

May it ever be so for you,
for all your loved ones,
and for us all.

Please lean on our prayers,
-- and our prayer flags sent
across the sky for you...

and with love,


Dr. Clarissa Pinkola Estes

Sunday, April 19, 2015

ĐÊM XƯA SÀI GÒN - Huyền Chiêu



































Ban Hợp Ca Thăng Long với Thái Thanh-Hoài Trung-Hoài Bắc

Tối chủ nhật, mở chương trình VTV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên Phòng Trà Đêm Sài Gòn. Tôi ít khi nghe nhạc từ TV nhưng hai chữ “ Sài Gòn “ được chính thức xuất hiện trên VTV đã gợi cho tôi một chút tò mò.
Chương trình được trực tiếp truyền hình từ một phòng trà nào đó. Khá đông khán giả ngồi nghe nhạc bên ly nước ngọt, tách cà phê. Không khí của phòng trà khá lịch sự, không ồn ào chen chúc như ở các tụ điểm ca nhạc. Phòng trà mang tên Sài Gòn vì ở đây khán giả sẽ được nghe lại dòng nhạc khi thành phố này còn mang tên Sài Gòn.
Tôi vào mạng xem thêm một vài chương trình đã phát sóng trong các chủ nhật trước. Chương trình được biên tập theo những đề tài như : Tình Gần Xa, Nhớ, Đường Xưa Lối Cũ, Chuyện của Mùa Đông, Mưa và nỗi NHớ…
Các ca khúc của Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Y Vân , Phạm Duy , Trúc Phương… được hát lại trên sân khấu phòng trà.….Chủ phòng trà bắt mạch đúng khao khát của khán giả Sài Gòn lớn tuổi. Họ muốn tạo dựng không khí nghe lại dòng nhạc lãng mạn của một thời.
Không hiểu khán giả trong phòng trà có hài lòng với bữa tiệc âm nhạc Đêm Sài Gòn này không. Với tôi, dựng lại một cái gì đã chết không dễ.
Những bài hát cũ thì còn đó như một cái xác nhưng ca sĩ, người thổi hồn vào xác thì dường như chưa hiểu hát ở phòng trà khác với biểu diễn ở sân khấu lớn, ở tụ điểm ngoài trời như thế nào.
Tôi đã muốn bật cười khi có ca sĩ hát nhạc Ngô Thụy Miên đến cuối bài lại hú lên vài tiếng như muốn kích động cho các khán giả đáng tuổi cha chú ngồi dưới hú theo. Các ca sĩ gốc nhạc viện thì thật sự không hợp với không khí phòng trà vì dù giọng hát cực kỳ khỏe như cơ bắp của lực sĩ , họ quá thiên về phô trương kỹ thuật làm hỏng đi chất giọng riêng, điều cốt lõi để gây không khí quyến rũ, mê hoặc của phòng trà.
Và tôi đã hiểu vì sao những lão ông, lão bà như Chế Linh, Tuấn Ngọc, Trịnh Nam Sơn, Lệ Thu, Khánh Ly, Lê Uyên, Ý Lan… dù giọng hát đã “phều phào” (chữ dùng của nhạc sĩ Tuấn Khanh) vẫn còn được người Sài Gòn chừa một chỗ trong trái tim hoài cổ của họ.
Bao giờ những phòng trà của Sài Gòn về đêm mới trở lại như thuở ấy?
Đó là thuở mà phòng trà là chốn ma mị làm mê dại lòng người. Đó là nơi ca sĩ không phải hát theo chủ đề. Không phải cứ chủ đề mùa đông thì Thái Thanh, Lệ Thu buộc phải hát một bài nào đó về mùa đông, bởi vì “Đêm Đông”đã dành riêng cho Bạch Yến.
Không ca sĩ nào dại dột hát “Dòng Sông Xanh” vì tổ đã giao bài hát ấy cho Thái Thanh và “Thuyền Viễn Xứ” dường như là ngôi đền thiêng mà chỉ có Lệ Thu mới dám đặt chân vào.
Người đến phòng trà vì mê không khí nơi ấy chứ không phải để tìm hiểu xem mùa Thu, mùa xuân… có bao nhiêu bài hát.
Các ca sĩ thời ấy rất kiêu hãnh. Không ai có thể bắt họ phải hát bài hát họ không thích và có khi chủ phòng trà phải chấp nhận việc cả tháng trời họ đến phòng trà chỉ để hát một bài hát. Chấp nhận , bởi vì có cả khối đàn ông chấp nhận đến phòng trà chỉ để ngắm nàng và nghe nàng hát chỉ một bài hát ấy.
Chẳng phải có thời người ta đến phòng trà nghe Bích Chiêu hát “Nỗi Lòng” mãi mà không chán.
Khi nàng hát bài hát ấy, các bậc nam nhi trong phòng trà cảm thấy đau đớn, thổn thức như thể chính mình là thủ phạm đã làm trái tim nàng tan nát.
Tất nhiên cũng có Nam ca sĩ làm cho phòng trà đậm chất say đắm như Jo Marcel khi hát “Mộng Dưới Hoa”, “Thôi” nhưng dường như Nữ ca sĩ làm chủ không khí phòng trà nhiều hơn, điều dễ hiểu khi thời đó hầu như đàn ông chiếm gần hết không gian phòng trà.
Vậy đó. Phòng trà là một nơi mà ca sĩ và người nghe như được cùng nhau bước vào một không gian mộng ảo, hư hư, thực thực trong âm thanh rã rời của kèn saxo, trong tiếng bập bùng của contrebass. .
Mọi người thường phê phán rằng khác với ngày trước, ca sĩ Sài gòn ngày nay ăn mặc quá hở hang, người đi nghe nhạc thì nhìn thay vì nghe ca sĩ hát. Lầm đấy. Ngày xưa ở phòng trà, người ta mê ca sĩ, say đắm ngắm ca sĩ , nghiện không khí huyền hoặc đầy kịch tính của phòng trà hơn ngày nay rất nhiều.
Thuở ấy , các nữ ca sĩ của phòng trà Sài Gòn hầu hết đều mặc áo dài khi đứng trên sân khấu, nhưng dưới ánh đèn mờ ảo, đôi mắt sâu thẳm, vời vợi buồn của các nàng quá là cuốn hút. Đôi mắt ấy chắc ban ngày cũng bình thường như mắt của vợ mình thôi , nhưng trong bóng tối , chúng được tô đậm ở viền mắt rồi nhạt dần sang màu khói nhang đã làm cho khán giả có cảm giác như đang nhìn ngắm một nỗi niềm u uẩn. Và trái tim đàn ông Sài Gòn ngày ấy vẫn hay bị chấn thương vì một ánh mắt u buồn, hờn trách hơn là vì một thân hình hở hang nóng bỏng.
Chàng học trò nghèo Trịnh Công Sơn chắc phải nhịn ăn mới có đủ tiền vào phòng trà ngắm mái tóc “che nửa mặt hoa” của Thanh Thúy và khi một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt được tô vẽ rất kỷ của nàng thì chàng học trò mười bảy tuổi đã thất điên bát đảo, xuất thần viết nên ca khúc “Ướt Mi” nổi tiếng.
Nhà thơ Hoàng Trúc Ly cũng là gã si tình chốn phòng trà khi viết:
“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xoa dòng tóc, tay vời âm thanh “
Nhà văn Mai Thảo thì hầu như là “con ma” của “nhà hát” Đêm Màu Hồng khi tối nào cũng xuất hiện ở nơi mà ông chỉ cần nghe mỗi tiếng hát của Thái Thanh.
Và chắc mọi người không quên mối tình si của ký giả Hồng Dương dành cho ca sĩ Lệ Thu.
Khác với tình yêu của chàng trai mới lớn “Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh ”( Em Tôi-Lê Trạch Lựu).
Tình yêu của người đàn ông ở phòng trà dành cho ca sĩ là sự si mê như mê thuốc lào “Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
Và họ nghiện cảm giác mê dại ấy dù họ biết quá rõ ban ngày trông nàng xanh xao, rũ rượi, nàng luôn ngủ nướng đến 12 giờ trưa, nàng không hề xách giỏ đi chợ nấu cơm , khi rảnh nàng đánh tứ sắc, xì phé chứ không ủi quần áo cho ta , khi chùi hết son phấn nàng chẳng đẹp gì hơn vợ ta….
Nhạc sĩ Trường Sa mô tả hay nhất tình yêu rất lênh đênh dành cho một gọng hát :
“Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say”
Phòng trà là như vậy, và chắc còn lâu lắm Sài Gòn bây giờ mới lại có được những phòng trà là nơi mà âm nhạc làm cho người ta “phê” như ngày xưa.
Huyền Chiêu
Tháng ba 2015









Friday, April 17, 2015

Câu chuyện con mèo dạy hải âu bay



Zorba liếm khô nước mắt của Lucky và bỗng nhiên nhận ra mình đang giảng giải cho con hải âu nhỏ, điều mà nó chưa từng làm trước đây:

“Con là một con hải âu. Gã đười ươi đúng ở điểm đó, nhưng chỉ điểm đó thôi. Tất cả chúng ta đều yêu con, Lucky. Và chúng ta yêu con bởi vì con là một con hải âu. Một con hải âu xinh đẹp. Chúng ta chưa từng phủ nhận khi nghe con nói con là mèo, bởi điều đó an ủi chúng ta rằng con muốn giống chúng ta, nhưng con khác với chúng ta và chúng ta vui với sự khác biệt đó. Chúng ta đã không cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con. Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy, chúng ta là bạn con, là gia đình của con, và chúng ta muốn con biết rằng nhờ con, chúng ta đã học được một điều đáng tự hào: chúng ta học được cách trân trọng, quý mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay. Khi con đã học hành tử tế, Lucky, ta hứa với con rằng con sẽ thấy hạnh phúc lắm, và sau đó tình cảm của chúng ta dành cho nhau thậm chí còn sâu sắc và đẹp đẽ hơn, bởi đó là tấm chân tình giữa hai loài vật hoàn toàn khác nhau.”

“Con sợ bay lắm,” Lucky léc quéc, đứng dậy.

“Khi con tập bay, ta sẽ ở đó với con,” Zorba thầm thì, liếm đầu Lucky. “Ta đã hứa với mẹ con rồi.”

Con hải âu nhỏ và con mèo mun to đùng, mập ú cùng bước đi – con mèo dịu dàng liếm đầu con hải âu và con chim duỗi một cánh vắt ngang lưng con mèo.

-----------------------------

Historia de una gaviota y del gato que le enseñó a volar (1996; The Story of A Seagull and The Cat Who Taught Her To Fly)

Friday, April 10, 2015

Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du - Thơ và Nhạc Quách Vĩnh-Thiện





Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du ra đời đến nay đã có trên dưới hai trăm năm. Trong suốt thời gian hai trăm năm đó Truyện Kiều vẫn luôn đứng vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam. Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu, có nghĩa là trước đó chưa có và sau đó cũng chưa có một tác phẩm nào khác ngang bằng hay vượt qua được. Tạo được một tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương nước nhà. Từ lúc tác phẩm này ra đời đến giờ không biết đã có bao nhiêu người đọc, đã có bao nhiêu người học và thuộc lòng?

Không có con số thống kê để biết rõ, nhưng theo sự ước tính của nhiều học giả, giáo sư, nhà văn, nhà thơ thì con số đó có thể, nếu không đến một trăm phần trăm, thì cũng phải tám chín mươi phần trăm dân chúng. Nói như một nhà văn thời tiền chiến thì “Từ xưa đến nay, không có quyển chuyện nào phổ thông cho một nước bằng chuyện Kiều, từ bực tài cao học rộng cho đến người chí thiển học sơ, từ bực khuê các giai nhân cho đến con sen, con đỏ, ai cũng xem, ai cũng đọc, ai cũng ngâm nga, mỗi người đọc một cách, hiểu một cách, thích một cách. Nhiều người đọc đến đem ra làm vật dụng hằng ngày: người ta mừng nhau bằng Kiều, khóc nhau cũng bằng Kiều, chuyện Kiều là sách đố, chuyện Kiều là sách bói...” (Song An Hoàng Ngọc Phách, bài đọc ở hội Khuyến Học Bắc Ninh, 1935). Đó là tình trạng người ta biết và thích Truyện Kiều hồi trước 1945.

Sau này, vì chiến tranh, loạn ly, vì thời thế và tình hình chính trị không cho phép cho nên số người đọc Truyện Kiều, thưởng thức tài nghệ của Nguyễn Du có phần giảm bớt. Riêng ở Miền Nam tự do, việc dạy Đoạn Trường Tân Thanh trong học đường, cũng như việc nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn được giới trí thức đặc biệt chú ý trước biến cố lịch sử 1975.

Từ sau 1975 đến nay trong sinh hoạt văn hoá của người Việt hải ngoại, Nguyễn Du với Truyện Kiều, cũng như những tác giả khác trong văn học Việt Nam, ít có cơ hội được nói tới. Tuy nhiên trong thầm lặng vẫn có một ít người nhớ và nghĩ tới Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả của nó. Trong những năm 2003, 2004, 2005, tập san Dòng Việt ở Nam Cali cho ra đời 3 Tuyển Tập Phê Bình Đoạn Trường Tân Thanh với cả thảy gần bảy mươi (đúng ra là 68) bài viết của nhiều học giả, giáo sư, văn thi sĩ, từ xưa đến giờ. Thật ra thì 68 bài viết mới chỉ là con số nhỏ đối với khoảng trên dưới 600 bài về Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân Thanh theo tin tức thu lượm được. Trong lúc đó, ở lãnh vực khác của nghệ thuật, lại có một người đã ròng rã gần năm năm trời đem hết tài năng của mình ra phổ nhạc trọn cả tác phẩm hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du, kết thành một bộ đĩa 7 CDs với 77 bản nhạc về Kim Vân Kiều. Người đó là kỹ sư/nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện mà Hàn Lâm Viện Âu Châu gần đây vừa mời làm thành viên sau khi tác phẩm Kim Vân Kiều, của nhạc sĩ hoàn thành.

Bỏ ra gần năm năm trời, ròng rã sáng tác để phổ hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn thành một công trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến giờ chưa có một nhạc sĩ nào làm được việc đó, và về sau cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi việc này. Ở đây không phải chỉ có đủ kiên nhẫn, chịu khó làm việc, hay có động cơ ham muốn thúc đẩy, mà còn phải có óc sáng tạo, tính nhạy cảm, óc tưởng tượng, năng khiếu âm nhạc, và nhất là lòng thương cảm đối với Đoạn Trường Tân Thanh và nhất là với thiên tài Nguyễn Du. “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Câu hỏi của Nguyễn Du khi ông khóc cho nàng Tiểu Thanh đã có câu trả lời từ sau khi tác phẩm bất hủ của ông ra đời. Từ Mộng Liên Đường chủ nhân đến Chu Mạnh Trinh và nhiều văn thi sĩ sau này đã có nhiều người chia sự thương cảm của ông đối với người tài tử, giai nhân, hay nói rộng ra, con người ở trên trần gian này. “Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?”.

Thật sự nếu nghĩ cho kỹ thì đâu có phải chỉ tài tử, giai nhân mới bị định mệnh vùi dập, mà hể đã là người thì phần đông người ta đều bị khốn khổ vì định mệnh, đều bị chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Nếu ở địa hạt văn chương đã có người thương cảm khóc với Tố Như, thì ở địa hạt âm nhạc nay cũng có người đồng cảm. Quách Vĩnh Thiện chính là người đồng cảm đó. Bảy mươi bảy bản đàn phổ từ toàn tác phẩm ĐTTT đã nói lên điều đó.

Sách “Truyện Kiều : Thơ và Nhạc” ra đời hôm nay vừa để vinh danh thiên tài Nguyễn Du sau gần, hay trên, hai trăm năm ĐTTT ra đời, vừa đánh dấu sự xuất hiện tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện. Cho nên sách gồm hai phần chính: Phần Một chứa đựng trên 20 bài viết của các học giả, giáo sư, văn thi sĩ nổi tiếng từ trước tới giờ về thiên tài Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, và Phần Hai gồm 10 bài viết về nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện và tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của người nhạc sĩ/Hàn Lâm Viện sĩ này.

Về Phần Một, vì điều kiện và phương tiện hạn chế, chúng tôi chỉ xin đăng một số ít bài xem như tiêu biểu cho một số khuynh hướng/quan điểm quan trọng mà thôi. Từ trước đến giờ đã có rất nhiều bài viết có giá trị về tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả Nguyễn Du. Sự lựa chọn một ít bài của chúng tôi ở đây hoàn toàn chủ quan, và không theo những tiêu chuẩn khoa học nào cả. Có điều những bài chúng tôi lựa chọn dù là từ nhiều quan điểm cũng như khía cạnh khác nhau, vẫn có một mẫu số chung là góp phần vào việc vinh danh Truyện Kiều là một tuyệt phẩm, một kiệt tác, và Nguyễn Du quả là một thiên tài [1], [2]. Với sức sáng tạo mạnh mẽ, óc tưởng tượng phong phú, một con tim dễ rung cảm, một tâm hồn cao đẹp và với khả năng tổng hợp khéo léo, thiên tài Nguyễn Du đã vận dụng cả vốn văn hoá xã hội mà môi trường và hoàn cảnh đã cung ứng cho ông để dựng nên tác phẩm vô tiền tuyệt hậu.

Từ câu chuyện ngắn của Dư Hoài về một nàng Kiều kỷ nữ, và từ một chương hồi tiểu thuyết 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân [3], óc sáng tạo của Nguyễn Du đã dựng nên câu chuyện Đoạn Trường Tân Thanh với bao nhiêu tình tiết éo le, khúc chiết, làm nổi bật vai trò phi lý của định mệnh đối với thân phận bi đát của con người. Óc tưởng tượng phong phú đã giúp tác giả tạo nhiều hình ảnh thi ca tuyệt vời trong việc biểu tả các hạng người, các cảnh vật, các tâm trạng vui buồn của nhân vật chính. Tính dễ rung cảm giúp Nguyễn Du tạo ra tâm lý nhân vật Thúy Kiều thật xuất sắc, rất hợp lý với chuỗi cảm nghĩ và hành động đưa đến cuộc đời đầy gian truân, khốn khổ, đầy nước mắt của con người ở mọi nơi, mọi lúc.
Nguyễn Du có học kinh sách của Nho gia, nhưng không bắt buộc phải theo đúng con đường của Trình Tử hay Chu Tử.

Nguyễn Du có đọc có thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, nhưng ông không bắt buộc phải đi đúng con đường giải thoát của Đức Thích Ca. Ông còn tin ở Trời, ở định mệnh, ở sự sắp đặt của Trời cũng như tin ở nhân quả nghiệp báo, như đa số người dân Việt cùng tin. Tinh thần cao đẹp đã giúp ông vượt qua tư tưởng của riêng một tôn giáo để đi đến tinh thần tổng hợp tam giáo, vượt qua khung cảnh của Việt Nam thế kỷ 19 để đi đến tinh thần nhân bản với hình ảnh của cuộc đời và con người ở mọi nơi, mọi lúc. Tác phẩm của ông có giá trị ngàn đời, và có giá trị trên nhiều nước ngoài Việt Nam. Hơn hai mươi bài viết trong Phần Một sẽ cung ứng nhiều bằng chứng cho thiên tài Nguyễn Du và tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh như vừa trình bày. Ban biên tập sách này xin hết lòng cám ơn các tác giả có bài viết đăng trong Phần Một này nếu chúng tôi không liên lạc được với tác giả để xin phép.

Phần Hai gồm những bài nói về tác giả Quách Vĩnh Thiện và về công trình phổ nhạc lớn lao của nhạc sĩ. “Nhân bất phong sương vị lão tài”, cuộc đời từng trải phong sương dâu bể của người nhạc sĩ được Thanh Vân vẽ lại khá đầy đủ. Dòng nhạc Quách Vĩnh Thiện đi vào Đoạn Trường Tân Thanh, óc sáng tạo của tác giả, tâm hồn dễ rung cảm, lòng thương cảm của tác giả đối với thiên tài Nguyễn Du và thân phận bạc mệnh của Thúy Kiều, sẽ được các nhạc sĩ, giáo sư, nổi tiếng như Trần Văn Khê, Lê Mộng Nguyên, Trần Quang Hải, Anh Bằng, Cao Minh Hưng, Đỗ Bình, Nguyễn Văn Huy, Trọng Minh, Dáng Thơ và Việt Hải nói đến đầy đủ trong Phần Hai của quyển sách. Ban biên tập xin có lời cám ơn chân thành gởi đến tất cả quý vị.

Nhân vô thập toàn, việc làm của con người, dù có cố gắng đến đâu cũng không tránh hết được những sai lầm, thiếu sót.
Ban biên tập quyển sách này rất mong sự thông cảm của quý độc giả, quý đồng hương, và sự chỉ giáo của quý vị để cho quyển sách được hoàn thiện hơn nếu có cơ hội tái bản.

Nguyễn Thanh Liêm

Phụ chú :

[1] Một số ít nhà phê bình, hoặc đứng ở quan điểm luân lý của nho gia hoặc tựa trên học thuyết mác xít để chỉ trích nội dung của tác phẩm, nhưng không một ai phủ nhận giá
trị nghệ thuật của thiên tài Nguyễn Du. Cụ Ngô Đức Kế, trong bài “Luận Về chánh học cùng tà thuyết’ đã có nhận xét rằng: ”Nói về văn chương quốc âm của ông Nguyễn Du thời vẫn là hay thiệt ; song cái lối văn vần ngâm nga ngợi hát, chỉ là một lối trong đạo văn chương, văn tuy hay mà truyện là truyện phong tình thời có vẽ “ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi”, tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi. Trong khi đó Nguyễn Bách Khoa viết:  “Thế là do yếu tố chiến bại mà nói ra yếu tố đoạn trường của Truyện Kiều. Đã thua, đã thất bại đến đầu hàng, thất bại đến phải tiêu ma, thì sao không đoạn trường cho được?
. . .Truyện Kiều quả đã chứa đựng một trời sầu thảm và ai oán không bờ bến”. Thật ra thì những sầu oán, bi thương, những thất bại khổ đau của con người, hay nhân vật trong tác phẩm văn chương thuộc về đề tài của tác phẩm, và đề tài không phải nghệ thuật, thành ra thất bại, bi thương, sầu khổ trong Đạn Trường Tân Thanh không là dấu hiệu của sự thất bại, hay yếu kém về nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du.

[2] Mổ xẻ nhân cách, hay tâm lý, hay tâm sinh lý của con người, phần đông các khoa học gia đều chấp nhận có hai yếu tố quyết định. Trước kia thì hai yếu tố đó là di truyền (heredity) và môi trường hay ngoại cảnh (environment).
Ngày nay người ta dung từ ngữ tự nhiên (nature) và giáo dục (nurture) thay vì di truyền và môi trường để gọi hai yếu tố quyết định tâm lý của con người. (Judith Rich Harris: “The nurture assumption” ; Peter J. Richerson: “Not by Genes Alone” ; Barbara Rogoff: “The Cultural Nature of Human Development” ; Steven Pinker: “The Blank Slate”)
Yếu tố môi trường /ngoại cảnh hay giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Con người sinh ra và lớn lên trong khuôn khổ văn hoá xã hội nào thì sẽ phải được dạy dỗ, đào tạo nên một phần tử của xã hội, văn hoá đó. Tiến trình xã hội hoá (socialization) qua ba nguồn giáo dục gia đình, học đường, và trường đời, đã cung ứng cho con người cả một kho ngữ vựng (và văn phạm), một hệ thống giá trị xã hội, một nền học thuật tư tưởng, bao nhiều những cách thế xử sự ở đời. Cả một cái vốn văn hoá xã hội mà con người thu nhận được từ những người xung quanh từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành là do quá trình xã hội hoá mà ra. Nếu người ta được sinh ra trong một gia đình thế gia, vọng tộc, có nhiều người (cha mẹ, anh em, họ hàng) khoa bảng, quan trường như Nguyễn Du thì tất nhiên người ta sẽ học được rất nhiều những từ ngữ trí thức, bóng bẩy, lối diễn tả suông sẻ, chải chuốt, cả một ngôn ngữ của một “chi văn hóa” (subculture) đặc biệt của xã hội quan quyền, sang trọng. Khi bước chân vào trường học, chắc chắn Nguyễn Du phải được học với những ông thầy gỉỏi, có tiếng ở trong vùng. Nguyễn Du cũng sẽ có cơ hội đọc nhiều kinh sách, tác phẩm văn chương giá trị, có nhiều dịp trau đổi ý kiến, tư tưởng với những người có học thức, thuộc giới trí thức lúc bấy giờ.

Hệ thống giá trị xã hội, những tư tưởng về thiên mệnh, thuyết chính danh, thuyết trung dung, tư tưởng tu-tề-trị-bình, luân lý tam cương ngũ thường, tứ đức tam tùng của Nho giáo (từ Khổng, Mạnh, đến Trình, Chu), thuyết vô vi, nhàn hạ của Lão Trang, hay Tứ Diệu Đề và Thập Nhị Nhân Duyên cùng với lẽ vô thường, luật nhân quả, nghiệp báo, vv. .. của Phật giáo, tất cả những tư tưởng/triết lý đó đều có đầy trong ký ức (xem như thư viện tinh thần) của Nguyễn Du. Từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 Thơ Nôm đã đến thời cực thịnh. Các tác phẩm lớn đã ra đời. Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Hoa Tiên truyện đã có mặt trên văn đàn, v.v... Thời ly loạn, cuộc bể dâu, cảnh tranh quyền đoạt lợi trong phủ Chúa triều Lê Mạt, sự nổi dậy của Tây Sơn, sự đánh chiếm Thăng Long của Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của nhà Lê, sự thống nhất đất nước của Nguyễn Ánh, tất cả bức tranh bi thảm của người dân Việt thời chiến tranh ly loạn phải hằn sâu trong tâm tư Nguyễn Du. Tất cả những dữ kiện, hình ảnh, tín liệu, tư tưởng đó đều thuộc yếu tố môi trường/hoàn cảnh mà Nguyễn Du đã thu nhận được từ quá trình xã hội hoá.

Đây là yếu tố cần thiết góp phần vào việc dựng nên đời sống tâm lý của Nguyễn Du, nhưng yếu tố quan trọng này chưa phải là đủ để quyết định một thiên tài. Các khoa học gia nghiên cứu về di truyền, về genes, về cấu trúc não bộ của con người cho biết những yếu tố này có phần quyết định trong đời sống tâm lý của con người nhưng không thể nói được bộ óc hay genes của một thiên tài khác với người thường như thế nào? Những trắc nghiệm tâm lý thường dùng ở Mỹ bây giờ như Stanford Binet, những aptitude tests, những interest inventories có thể cho biết chỉ số IQ, số điểm percentiles ở một địa hạt nào, hay sở thích của người ta ra sao, v.v... nhưng cũng không trắc nghiệm được một thiên tài.
Tuy nhiên một số các nhà tâm lý có thể nhận ra những hoạt động tâm lý vượt trội của một thiên tài ở địa hạt nghệ thuật như óc sáng tạo, óc tưởng tượng, khả năng phân tích/tổng hợp, trực giác, tính nhạy cảm (dễ cảm xúc), v.v...

[3] Câu chuyện có thể là một vay mượn, có thể lấy từ chuyện phong tình của Dư Hoài hay Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Hoa nhưng đây không phải là một tác phẩm dịch mà là một tác phảm có phần sáng tạo quan trọng của Nguyễn Du. Chuyện của Dư Hoài chỉ là câu chuyện ngắn có mấy trang kể lại cuộc đời của một ca kỷ có thật ở trên đời tên là là Vương Thúy Kiều. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một quyển chương hồi tiểu thuyết gồm 20 hồi. Ở đầu mỗi hồi có 2 câu đối làm tiểu đề như phần nhiều những truyện Tàu mà ta thường thấy. Truyện Kiều của Nguyễn

Du có tất cả 3254 câu lục bát, không phân thành hồi như chương hồi tiểu thuyết. Thành ra Nguyễn Du sáng tác hay phóng tác nhiều hơn là dịch thuật. Đã sáng tác, hay dù là phóng tác đi nữa thì yếu tố sáng tác, yếu tố tạo cái gì mới mẻ vẫn có ở nơi tác giả.



Kiều History 01 – Les deux soeurs Thúy Kiều, Thúy Vân :
Kiều History 02 – Thanh Minh Đạp Thanh – La pure clarté de clémence :
Kiều History 03 - Hồng Nhan Bạc Mệnh – Beauté de rose :
Kiều History 04 – Gentleman Kim Trọng :
KIều History 05 - Gặp Gở Làm Chi – Pourquoi ai-je rencontré cet home Kim :
Kiều History 06 - Kiếp Nhân Duyên – La destinée resultant du Karma :
Kiều History 07 - Mộng Triệu, Mạch Tương – L’interprétation des songes, la source des larmes :
Kiều History 08 – Le gentleman Kim Trọng, la belle Thúy Kiều :
Kiều History 09 – Rày Gió Mai Mưa – Aujourd’hui, le vent et demain, la pluie :
Kiều History 10 - Lượng Xuân – La générosité du printemps :
Kiều History 11 - Lửa Hương – Le feu d’encens :
Kiều History – Part 2 :
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiều History 12 – Lòng Xuân - Cœur Léger :
Kiều History 13 – Chung Tử Kỳ - Un grand connaisseur en musique :
Kiều History 14 – Liêu Dương Ville :
Kiều History 15 – Ba Đông - Les Trois Hivers :
Kiều History 16 – Bên Tình Bên Hiếu - Côté Amour, Côté Piété Filiale :
Kiều History 17 – Ép Cung Cầm Nguyệt - Son et Sonate d’une complainte :
Kiều History 18 – Tơ Duyên - Le fil de la vie sentimentale :
Kiều History 19 – Mảnh Hương Nguyền - Un débris de l’encens :
Kiều History 20 – Mr Mã Giám Sinh :
Kiều History 21 – Madame Tú Bà :
Kiều History 22 – Đoạn Trường - Coeur déchiré :
Kiều History – Part 3 :
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiu History 23 - Gương Nhật Nguyệt - Le miroir du Soleil et de la Lune :

Kiều History 24 - Lầu Xanh - La Maison de joie :

Kiều History 25 - Phong Trần - Vents et poussières :
Kiều History 26 - Túc Nhân - Le Destin :
Kiều History 27 - Buồn Trông - Un regard triste :
Kiều History 28 - Sở Khanh, le Don Juan :
Kiều History 29 - Phù Dung – Hibiscus :
Kiều History 30 - Quyến Gió Rủ Mây - Séduire le vent, entraîner les nuages :
Kiều History 31 - Tống-Ngọc Tràng-Khanh, les snobs :
Kiều History 32 - Le saule de Chương Đài :
Kiều History 33 - Thuc Sinh, le lettré :
Kiều History – Part 4.
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiều History 34 - Phận Bèo Mây - Vogue le destin par nuages et marais :
Kiều History 35 - Đêm Ngắn Tình Dài - Nuit courte, amoureux pour toujours :
Kiều History 36 - Tay Đã Nhúng Chàm - La main prise au piège :
Kiều History 37 - Tài Tử Giai Nhân - La belle et l’élégant :
Kiều History 38 - Yếm Thắm Trôn Kim - Faits dévoilés :
Kiều History 39 - Trăng Hoa - Fleur éphémère et Lune fugace :
Kiều History 40 - Càng Mặn Càng Nồng - L’ardeur d’un cœur ardent :
Kiều History 41 - Lâm Tri - L’être omniscience :
Kiều History 42 - Phi Phù Trí Quỷ - L’éphémère :
Kiều History 43 -Tam Đảo Cửu Tuyền - De la Terre à l’enfer :
Kiều History 44 - Túc Trái Tiền Oan - Haines et Dettes :
Kiều History – Part 5.
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiều History 45 - Tương Phùng - Les amours retrouvées :
Kiều History 46 - Phách Lạc Hồn Xiêu - Âmes éperdues :
Kiều History 47 - Loan Phòng - Lieu Privé :
Kiều History 48 - Trạc Tuyền, nom de baptême bouddhique :
Kiều History 49 - Thiếp Lan Đình, le manoir cloîtré :
Kiều History 50 - Kim Ngân - Or et Argent :
Kiều History 51 - Hằng Thủy - Eau du Gange :
Kiều History 52 - Thành Hoàng Thổ Công - Génies tutélaires, génies de la Terre :
Kiều History 53 - Râu Hùm Hàm Én - Tu Hai à la face de tigre et au profil d’hirondelle :
Kiều History 54 - Cá Chậu Chim Lồng - Oiseau en cage, poisson dans le bocal :
Kiều History 55 – Le palais Cung Nga et la Lune :
Kiều History – Part 6.
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiều History 56 - Phượng Liễn Loan Nghi - Char impérial orné de Phénix :
Kiều History 57 - Nghĩa Trọng Nghìn Non - Reconnaissance infinie :
Kiều History 58 - Hại Nhân Nhân Hại - Nuire aux autres, vous sera rendu :
Kiều History 59 - Tiền Định – Prédiction :
Kiều History 60 - Gấm Vóc - Belles Soieries :
Kiều History 61 - Thành Hạ Yêu Minh - Engagements sous les remparts :
Kiều History 62 - Hương Lửa Ba Sinh - Trois vies antérieures :
Kiều History 63 - Tơ Đào - Soie Rose :
Kiều History 64 - Nghiệp Duyên - Relation Karmique :
Kiều History 65 - Phách Quế Hồn Mai - Hantée de beaux rêves :
Kiều History 66 - Phù Tang - Cérémonie des funérailles :
Kiều History – Part 7.
Version avec la traduction française et anglaise :
Kiều History 67 - Lai Sinh - Vie future :
Kiều History 68 - La cité Lâm Thanh :
Kiều History 69 - Châu Trần, familles alliées :
Kiều History 70 - Động Địa Kinh Thiên - Remuer Ciel et Terre :
Kiều History 71 - Chiêu Hồn - Invoquer l’âme :
Kiều History 72 - Minh Dương - Terre des vivant, Monde des ténèbres :
Kiều History 73 - Tái Thế Tương Phùng - Résurrection et Retrouvailles :
Kiều History 74 - Vật Đỗi Sao Dời - Le temps s’est écoulé :
Kiều History 75 - Đáy Biển Mò Kim - L’aiguille dans une botte de foin :
Kiều History 76 - Khổ  Tận Cam Lai - Le temps des amertumes.
Kiều History 77 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée :
Kiều History 78 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée (Vọng C ổ) :