Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn (*)
Ải
Vân đây là đèo Hải Vân. Ngày nay, đường đèo trải nhựa, rộng rãi, sạch
sẽ, trên đỉnh đèo còn có chỗ nghỉ chân, với hàng quán giải khát và ăn
uống cho du khách thong thả ngắm cảnh. Hải Vân được coi là một thắng
cảnh đẹp ở Đà Nẵng, một điểm du lịch cho khách thập phương. Nhưng ta thử
để trí tưởng tượng đi ngược lại giòng thời gian, mấy trăm năm về trước,
đường mòn gâp gềnh, hiểm trở, cây rừng phủ kín, hoang vắng, heo hút của
chốn biên thùy, ̉câu ca dao trên có lẽ là tâm trạng của vợ người lính
nơi đồn ải chăng.
Đúng
như cái tên Hải Vân. Từ đỉnh đèo nhìn xuống, bên duới là biển, trên
trời là mây. Vào ngày có mây và nắng, nắng xuyên qua mây tạo ra những
tia sáng chiếu xuống mặt biển xanh lung linh, tuyệt đẹp. Có thế Vua Lê
Thánh Tôn mới đặt tên là Thiên Hạ Đệ nhất hùng quan.
Trường
Sơn, dãy núi dài dằng dặc, đã được nhắc nhở trong bao nhiêu thi ca
Vietnam, chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam bởi dãy núi Bạch Mã
thọc ngang ra biển. Cái thọc ngang ngược cắt miền trung ra tại Thừa
Thiên hẳn phải làm sự giao lưu giữa hai miền ngảy xưa khó khăn lắm.
Nhưng cũng vì đó mà tiền nhân đã phải phạt núi, đốn rừng vạch lối tìm ra
con đường quanh co để giao tiếp. Con đường mòn lên cao xuống thấp đó là
tiền thân con đèo Hải Vân ngày nay. Nếu không có Bạch Mã, có lẽ đã
không có Hải Vân. Đèo Hải Vân ngày xưa thuộc châu Ô và Lý của Chiêm
Thành, Chế Mân ham sắc Huyền Trân công chuá dâng cả hai Châu cho nước
Nam, lúc đó còn là Đại Việt. Đèo Hải Vân ngày nay nằm trên ranh giới
Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ trên đèo nhìn xuống, mé Đà Nẵng là bán đảo
Sơn Trà, xuôi về hướng Thừa Thiên là bãi biển Lăng Cô , êm đềm và đẹp
như tranh.
Bán đảo Sơn Trà
Làng chài Lăng Cô
Chính
vì cái địa thế tuyệt đẹp của Hải Vân, lại nằm bìa ranh giới hai tỉnh
nên gây ra những tranh chấp ranh giới giữa Thừa Thiên và Đà Nẵng. Vài
năm trước, Thừa Thiên, nhân lúc Đà Nẵng sơ ý, đã mang quân biên phòng
đến trấn ngay khoảnh đất bao gồm đảo Sơn Trà con và bãi Khẻm là chỗ thọc
ra biển xa nhất, đẹp nhất, dưới chân núi đèo Hải Vân, nơi còn đang
trong vùng tranh chấp của hai tỉnh. Rôi gần đây, nhóm lãnh đạo Thừa
Thiên, trong những cái đầu thiếu chút ánh sáng, nhìn xa không quá gang
tay, đã ký hợp đồng 50 năm cho bọn Tàu Trung Hoa thuê đứt vùng đất biển
đẹp nhất đó để khu nghỉ dưỡng. Nhóm Đà Nẵng phản đối rùm beng, nhờ đó
thiên hạ biết chuyện. Bãi Khẻm mà bọn Tàu muốn thuê, theo địa hình, là
một địa linh của nước Nam. Nắm đưoc cái đó là nắm được Hải vân và cái
yết hầu nước Nam ta. Ta còn biết cái địa linh đó thì cái bọn chuyên về
địa lý, tin vào long mạch như chúng thế nào chả thông. Bọn Tàu ma mãnh
lắm. Nói là khu nghỉ dưỡng, ai biêt được chúng sẽ toan tính điều gì. Môt
khi đât đã trao tay đố anh Việt nào bén mảng vô được, chúng có thiết
lâp cả sư đoàn biển cũng chả ai hay! Nắm được Hải Vân là nắm cả nước
Việt chỉ là thời gian. Vua Lê Thái Tông khi tham quan đèo đã chả từng
nói: ” Một khi đã đặt được chân lên đỉnh Hải Vân thì con đường đi tới,
đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian” . (*)
Cũng
may chuyện đổ bể , phản đối nổi lên đùng đùng, dự án đã bị hoãn lại, hi
vọng sẽ bỉ huỷ luôn, chứ nếu không cái yêt hầu của đất Việt đã bị bọn
Chệt nắm gọn. Nhưng đó là chuyện bây giờ, tương lai khó biết, bọn Tàu có
bao giờ bỏ qua âm mưu thôn tính đất Việt , dùng đồng tiền khuynh đảo là
cái chước của chúng. Nhiều lãnh tụ Việt Nam đua nhau lấy cớ làm kinh
tế, làm những điều khuất tất trung ương không hề biết hay biết mà làm
ngơ. Nuớc Nam ngày nay dường như mỗi vùng là một lãnh chúa, tự tung tự
tác bi xúi dục làm theo ý mình hay ý cái túi mình mà không cần biết đến
hậu quả như thế nào. Vụ chặt ngàn cây xanh ở Hà Nội biết đâu lại không
có bàn tay phong thủy Tàu dính vào.
Môt
quán ăn trên con đồi nhỏ, có chỗ ngắm cảnh hướng về bán đảo Sơn Trà và
dốc đèo lên từ ngả Đà Nẵng để khách vửa giải khát vửa thưởng ngoạn. Còn
gì tuyệt hơn, sáng sớm uống ly cà phê đậm đặc, thả mắt ngắm con đường
đèo uốn khúc, nổi bật trên nền núi xanh, nom tĩnh lặng như một bức
tranh, chỉ lâu lâu một chiếc xe du khách ngọ nguậy bò lên dốc nhắc khách
trở về thực tại.
…Lữ khách dừng bên quán xưa
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều… (Dừng bước giang hồ)
Những
năm đầu sau khi hầm Hải Vân được khai trương, đèo Hải Vân hoang vắng,
hàng quán dẹp đi gần hết. Những năm sau, đỉnh đèo trở nên một điểm
thưởng ngoạn, Cửa hàng bán quà lưu niệm xuất hiện trở lại, bãi đậu xe
trải nhựa, kẻ lằn, xe chở du khách nhộn nhịp chứng tỏ thắng cảnh Hải Vân
đã mang lại sự sầm uất cho dân miền núi này.
Cửa Ải Hải Vân
Hải
Vân Quan xây từ đời Trần, Hải Vân Quan có lẽ là cửa ải, đồn canh duy
nhất kiểm soát con đường độc đạo, hiểm trở nối nước Nam và Chiêm Thành.
Dân buôn bán, kẻ buôn lậu hàng, cưỡi ngựa, đi xe, hay cuốc bộ, đoàn quân
xâm lăng hay chinh phạt thảy đều phài qua nẻo này- trừ phi theo đường
biền. Vị trí chiến lược nhiều thế kỷ trước giờ chỉ là một cổng gạch trơ
trọi, điêu tàn trên mỏm đồi nhỏ, con đường chiến lược còn lại là con dốc
nhỏ với những bậc thang hư hỏng chỉ cho những du khách tò mò lần lên
xem. Một nhắc nhở cho những ai còn luyến tiêc quá khứ- những gì vĩ đại
của ngày trước, theo đà tiến hóa, sẽ chỉ là trò chơi của ngày sau. Thật
thế, nếu người Pháp không mở đường lớn, vòng bên dưới thì cái cổng vĩ
đại cho người bộ hành, xe ngựa, xe thổ mộ ngày trước sao cho xe tải, xe
buýt, xe tăng ngày nay chui lọt!
… Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.. ( Bà Huyện Thanh Quan)
Những bực thềm đá rêu phong đồ nát dẫn đến cửa ải Hải Vân: Cửa Đệ Nhất Hùng Quan hướng về Đà Nẵng.
Lô
cốt với lỗ châu mai hướng xuống sườn đèo được xây từ thời Pháp thuộc,
một dấu ấn trong lịch sử. Người Pháp trăm năm trước nhận ra vị trí chiến
lược của đèo Hải Vân cũng như vua Trần ngày xưa. Từ Hài Vân quan ngó ra
xa là Biển Đông, nhìn thẳng xuống là đường đèo bò quanh, có gì ngọ
nguậy bên dưới bên trên rõ hết. Ngày nay, khoa học tiến bộ, vệ tinh
quanh quẩn trên trời, cái thế chiến lược của Hải Vân chắc cũng không còn
quan trọng như xưa nữa. Sườn đèo hiểm trở có lẽ giữ vai trò trọng yếu
hơn. Được biết bộ tư lệnh quân khu 5 của Viêt Nam đóng ở triền đèo vì lẽ
đó chăng?
Khúc đèo tay áo
Chuyến xe lửa chiều
Toàn
bộ hệ thống đường sắt Việt Nam ngày nay là do công lao người Pháp từ
thế kỷ trước. Tuyến đường xuyên Đông Dương và xuyên Nam Bắc năm 1936
thông qua Hài Vân vẫn không thay đồi, có chăng là hai bên đường được đổ
sỏi đá và làm sạch hơn còn thì vẫn là đường sắt chiều ngang 1m, kỹ thuật
từ thế kỷ trước (*). Nhưng biết đâu vì thế đi xe lửa Viêt Nam ta vẩn có
được cái cảm giác hoài cổ ngày xưa, cái cảm giác xập xình, lung lay,
không êm ru, vùn vụt như chuyến tàu Âu Châu. Cái cảm giác romantic đó
không biết có che dấu được sự e ngại về rủi ro, tai nạn. Tai nạn đường
sắt Việt Nam gây ra bởi đường rày quá cũ là một đề tài nhức đầu, đã có
trường hợp xe lửa chỉ húc trúng con bò cũng đủ làm đầu tàu lật . Cung
đường sắt vòng quanh Hải Vân lượn qua biển Lăng Cô, trên là đèo, dưới là
biển xanh biếc, cát trắng, sóng bạc lăn tăn sát bờ. Qua cửa sổ tàu là
một vùng biển xanh biếc, tĩnh mịch, xa xa làng chài êm ả với những con
tàu đánh cá thả neo sát bờ, những chiếc thuyền con lững lờ, anh ngư phủ
lẻ loi trên nước vắng làm tăng vẻ êm đềm, yên lành…Lăng Cô đúng là một
địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai mê cảnh êm đềm, lắng đọng.
Bãi biển Lăng Cô …
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao… ( NB Khiem)
Từ
năm 2005, hầm Hải Vân khai trương, con đèo 21 km, trục lộ chính, con
đường cái quan nối Nam- Bắc từ nhiều thế kỷ, từ ngày Huyền Trân qua đèo
về làm dâu xứ Chàm, đã đóng vai phụ cho việc vận hành Nam Bắc. Ngày ngày
hàng ngàn xe cộ từ bỏ Hải Vân, vận hành xuyên qua hầm, Đèo Hải Vân bớt
sô bồ như trước, không còn cảnh xe tải, xe con lũ lượt tránh nhau trên
đèo. Khách qua đèo là những người tò mò muốn ngắm Hải Vân, thưởng thức
đường đèo,thăm thú như đi tham quan một điểm du lịch.
Câu ca dao:
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì khiếp sóng thần hang Dơi (*)
Coi
bộ không còn đúng lâu rồi. Đường mòn cheo leo được thay bằng đường trải
nhựa tốt, rộng, khách qua đèo chủ yếu với mục đích tham quan, ngắm cảnh
nên thong thả, không vội vã cướp để đường tránh trời tối hay thời tiết
xấu, tai nạn dường như không thấy nhắc tới. Thảo khấu rừng xanh, cọp dữ
vùng núi không còn nghe nữa. Dọc đường xe tourist nhan nhản, Tây Ba-lô
tranh nhau thả bộ chụp ảnh, cướp nào dám ra. Còn sóng thần hang Dơi thì
có lẽ chỉ là truyền thuyết của người xưa. Với những cánh bè mong manh,
ngọn sóng hơi to dân gọi là sóng thần, thời nay, tàu to, máy tốt sóng
hang Dơi có lẽ chả là gì cả! Thôi thì cái gì thuộc về quá khứ, cứ dể yên
trong quá khứ…
Tây Ba Lô xúm xít chụp ảnh từ trên đèo.
Mai Huy– April 2015
(*) lượm lặt trên Net.
No comments:
Post a Comment