Đạt-Lai Lạt-Ma là đọc theo phiên âm Hán Việt (達賴喇嘛). "Đạt-Lai" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn “guru” là
từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-Lai Lạt-Ma" có nghĩa là "Đạo sư
với trí huệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn
dùng từ Phật sống (hoạt Phật) để chỉ Đạt-Lai Lạt-Ma.Danh hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-Lỗ (còn gọi phái Hoàng giáo) vào năm 1578.
Kể
từ 1617, Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và
tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-Lai Lạt-Ma là
hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Ban-Thiền Lạt-Ma (Panchen Lama) là người phụ chính. Mỗi một Đạt-Lai Lạt-Ma được xem là tái sinh của vị trước.
1, Căn-đôn Châu-ba (根敦珠巴, Gendun Drub, 1391-1474)
2, Căn-đôn Gia-mục-thố (根敦嘉穆錯, Gendun Gyatso, 1475-1542)
3, Toả-lãng Gia-mục-thố (瑣朗嘉穆錯, Sonam Gyatso, 1543-1588)
4, Vinh-đan Gia-mục-thố (榮丹嘉穆錯, Yonten Gyatso, 1589-1616)
5, La-bốc-tạng Gia-mục-thố (羅卜藏嘉穆錯, Losang Gyatso, 1617-1682)
6, Thương-ương Gia-mục-thố (倉央嘉穆錯, Jamyang Gyatso, 1683-1706)
7, Cách-tang Gia-mục-thố (格桑嘉穆錯, Kelsang Gyatso, 1708-1757)
8, Khương-bạch Gia-mục-thố (姜白嘉穆錯, Jampel Gyatso,1758-1804)
9, Long-đa Gia-mục-thố (隆多嘉穆錯, Lungtog Gyatso, 1806-1815)
10, Sở-xưng Gia-mục-thố (楚稱嘉穆錯, Tsultrim Gyatso, 1816-1837)
11, Khải-châu Gia-mục-thố (凱珠嘉穆錯, Kedrub Gyatso, 1638-1856)
12, Xưng-lặc Gia-mục-thố (稱勒嘉穆錯, Trinle Gyatso, 1856-1875)
13, Thổ-đan Gia-mục-thố (土丹嘉穆錯, Tubten Gyatso, 1876-1933)
14, Đăng-châu Gia-mục-thố (登珠嘉穆錯, Tenzin Gyatso, 1933-nay)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ XIV
HIS HOLINESS THE XIV THE DALAI LAMA
( 登珠嘉穆錯 - Tenzin Gyatso )
Nguyên quán & cơ duyên
Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6/7/1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lai Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Ngài được thừa nhận là Đạt-Lai Lạt-Ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hoá thân của Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13.
Theo
truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-Lai Lạt-Ma là hiện thân lòng từ
của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người
để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin" (Defender of the Faith), Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ" (Ocean of Wisdom), Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp" (King of Dharma), Như ý châu, "Viên bảo châu như ý" (Wishfulfilling Gem)...
Đạt-Lai Lạt-Ma được tấn phong tước vị vào ngày 22/2/1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.
Quá trình tìm kiếm Đạt-Lai Lạt-Ma
Khi Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935,
vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90
dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể
nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị
nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện
lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là
bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn
nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.
Năm 1937,
chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng từ hồ thiêng đến
các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-Lai Lạt-Ma.
Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc
Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện
trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi
này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải
trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người
thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ.
Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary)
của Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và
yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài
là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa
phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi
chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho
biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc
nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-Lai
Lạt-Ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi".
Chú bé ấy chính là Đạt-Lai Lạt-Ma hiện nay.
Từ
những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra
hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý
nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh limdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là
ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi
làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của
vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13.
Quá trình tu học tại Tây Tạng
Đạt-Lai
Lạt-Ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất
học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương
với Tiến sĩ Phật học (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Ngài đã
tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và
Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong
thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.
Trước đó Ngài phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā), Trung quán (mādhyamika), Giới luật (vinaya), A-tỳ-đạt-ma và Lượng học (pramāṇa). Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing).
Vai trò và trách nhiệm lãnh đạo
Vào ngày 17/11/1950, Đạt-Lai Lạt-Ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt Ma (bìa phải) gặp gỡ Mao Trạch Đông (ngồi giữa) năm 1954
Đức Ban Thiền Lạt Ma, Mao Trạch Đông và Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Mao Trạch Đông
Năm 1954, Ngài đã đến Bắc Kinh để
thương thuyết hòa bình với Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung
Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán
trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng Ngài đã quyết định muốn cứu vãn cho Tây Tạng, đành phải ra nước ngoài.
Đào thoát khỏi Tây Tạng
Nỗ lực mang lại một giải pháp hòa bình của Ngài cho
người dân Tây Tạng đã bị cản trở bởi một chính sách tàn bạo của nhà cầm
quyền Bắc Kinh. Cũng trong lúc đó, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã
đứng lên kháng cự mạnh mẽ chống đối sự đàn áp của Trung Hoa. Sự kháng
cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng. Vào ngày 10/3/1959,
một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa
để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định
rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị
bẻ gãy một cách tàn nhẫn của quân đội điên cuồng của Hoa lục. Kết quả
của cuộc xâm lăng này đã giết chết hàng triệu người Tây Tạng vô tội và
phá hủy 6 triệu chùa chiền tại đất nước này. Để tìm con đường giải phóng
nỗi khổ đau ấy, 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-Lai Lạt-Ma 14
vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm
1959.
Chính phủ lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn Độ
Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một "Lhasa nhỏ", lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng (Commission of Tibetan People's Deputies) vào năm 1960.
Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-Lai Lạt-Ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965,
kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây
Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu
vong Tây Tạng, Đạt-Lai Lạt-Ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là
cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông
nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ.
Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại
Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng
chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.
Năm 1963, Đạt-Lai Lạt-Ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật vàbản Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.
Năm 1965, Ngài đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng.
Ngày
nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội
đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-Lai Lạt-Ma nhấn mạnh rằng
nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người
dân và Ngài cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Ngài sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa.
Năm 1987, Đạt-Lai Lạt-Ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Ngài đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm:
1, Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình;
2, Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;
3, Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;
4, Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử.
5, Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa.
Ngày 15/6/1988, tại Strassbourg - Pháp, Ngài nhắc lại Chương trình Hòa bình Năm điểm và yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh trao trả lại nền độc lập cho Tây Tạng. Ngày 9/10/1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale - Hoa Kỳ, Ngài bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Ngài nói: Tôi
thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nổ. Tôi muốn làm
cái gì đó để chận đứng lại... chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội
mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết.
Một Tu sĩ Phật Giáo bình thường
Dù được xem là một vị hoá thân, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 14 thường nói rằng: “Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém” (I am just a simple Buddhist monk - no more, no less). Sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Ngàithức
dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời
khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho
các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ.
Một vài website tham khảo
Hai bộ phim nói về cuộc đời Ngài Dalai Lama XIV
Kundun (1997) - Full Movie
Seven Years in Tibet
No comments:
Post a Comment