A Di Đà là tiếng Ấn Độ, dịch sang tiếng Hán, A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng.
A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng. Thông thường chúng ta gọi Ngài là Vô
Lượng Thọ Phật hoặc Vô Lượng Quang Phật; thật ra, Thọ và Quang chỉ là
một phần trong vô lượng mà thôi. Không có cách nào diễn đạt hoàn toàn
những nghĩa lý trong danh hiệu đức Phật. Trên thực tế, hai chữ Vô Lượng
hết sức hay...
....Bản
dịch đời Đường đề tên kinh này là Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh,
nay kinh mang tên này (Phật Thuyết A Di Đà Kinh) là dùng danh hiệu của
vị Phật mà mọi người thích nghe [để đặt tên]. Hơn nữa, đối với hết thảy
công đức, hễ nói “Phật” thì sẽ trọn đủ).
“Tam thế” (bất dịch) là đời quá khứ, đời hiện tại, và đời vị lai. “Dịch” (易) là biến đổi.
Thường là ba đời chẳng thay đổi, hết thảy chư Phật đều nói như thế nên gọi là Thường)
“Pháp” có
nghĩa là siêu việt không gian. Hết thảy hữu tình chúng sanh trong mười
pháp giới đều phải nương theo quỹ đạo này. “Pháp” có nghĩa là “quỹ
đạo” (đường lối nhất định) hay quy tắc, giống như xe lửa nhất định phải
chạy trên đường rầy, chẳng thể rời khỏi đường rầy. Đường rầy ấy là Pháp.
Chữ Pháp này được hiểu theo nghĩa hẹp, chứ không phải là nghĩa rộng,
nhằm chỉ điều gì? Pháp chỉ cho Kinh - Luật - Luận Tam Tạng kinh điển.
Quán
là xuyên suốt, xếp đặt mạch lạc những nghĩa lý đáng nên biết. Nếu không
có văn tự sẽ không có gì để sắp đặt mạch lạc những nghĩa lý sao cho rõ
ràng để có thể thấy được, nên gọi là Quán.
“Quán” (貫):
Đối với ngôn ngữ, văn từ, hiện thời chúng ta nói tới “chương pháp”, tức
là kết cấu, tổ chức có thứ tự, không lộn xộn, đấy là ý nghĩa của chữ
Quán. Trong ngôn ngữ văn tự bao hàm những đạo lý, hiện thời chúng ta gọi
những đạo lý ấy là “tư tưởng tinh nghiêm” hoặc “tư tưởng kín nhiệm”, đó
là dùng ý nghĩa thế gian để nói. Thật ra, Phật pháp lìa khỏi tâm ý
thức, chẳng thuộc vào tư tưởng, nhưng những đạo lý trong ấy quả thật có
tầng lớp, thứ tự, có hệ thống mạch lạc, chẳng rối ren một tí nào, Lý và
Sự đều là như thế.
Tuy
trong toàn bộ vũ trụ, tâm la vạn tượng là vô lượng, vô biên, nhưng
chẳng loạn. Người thế gian trông thấy tình hình này cảm thấy lạ lùng,
[tin rằng] nhất định có người nào đó sắp đặt. Nếu không có ai sắp đặt,
vì sao chúng có trật tự tốt đẹp dường ấy? Ai sắp đặt? Do vậy, bèn vọng
tưởng cho rằng nhất định phải có một vị thần, có một Thượng Đế sắp xếp.
Thật ra, họ chẳng biết vạn pháp vốn có sẵn trật tự. Trong kinh điển, đức
Phật dạy chúng ta vũ trụ hình thành, phát triển theo thứ tự thuận,
chẳng rối loạn. Từ nhất niệm Chân Như bổn tánh bất giác mà có vô minh.
Vô minh bất giác sanh ra Tam Tế, cảnh giới làm duyên tăng trưởng Lục
Thô phát triển theo từng tầng một, chẳng loạn!
Nam Mô Phật A Di Đà
trích dẩn: http://www.niemphat.net
No comments:
Post a Comment