Monday, July 27, 2015

VỀ BỨC TƯỢNG ĐỒNG VUA KHẢI ĐỊNH - CUNG THIÊN ĐỊNH - LĂNG KHẢI ĐỊNH - Trần Hoài Diễm



Vua Khải Định (1885-1925) lên ngôi năm 1916 khi ông 36 tuổi và mất năm 1925 (41 tuổi). Trong sử hiện đại VN, một vài ý kiến cho rằng ông là vị vua bù nhìn, kém cỏi nhiều mặt, thậm chí cho ông là dốt nát. Nhưng nếu nhìn nhận những gì còn lưu giữ lại cho đến nay như các bài thơ và chữ quốc ngữ, bài viết tiếng Pháp của ông qua những bức ảnh tại các hiện vật ở bảo tàng thì chắc chắn những nhà sử học “ ăn theo” một chiều thóa mạ kia phải đỏ mặt và suy nghĩ lại. Ở góc độ thị hiếu thẩm mỹ, người ta chê ông là không có gout, là lai căng…, nhận định này có thể chấp nhận, tuy nhiên ở giai đoạn có sự pha trộn văn hóa Âu- Á thì tất yếu có những điều đó xảy ra. Điều khác biệt lớn ở vua Khải Định là ông rất tự tin về mình và có lẽ vì vậy nhà vua đã đặt nhà điêu khắc Paul Ducuing (1868 - 1945) người Pháp làm cho mình một pho tượng chân dung bằng đồng và xưởng Ferdinand Barbédienne ở Paris đúc vào năm 1920. Pho tượng thể hiện nhà vua ngồi trên ngai vàng, mặc long bào, đội mũ Cửu Long, tay cầm hốt, hiện đặt ở cung Thiên Định - lăng Khải Định (Ứng Lăng) phía trước biểu tượng mặt trời lặn và dưới bửu tán khảm sứ màu tinh xảo.

Tuy nhiên, ở cung Thiên Định - lăng Khải Định còn có một tượng khác theo phong cách Châu Âu, diễn tả nhà vua đứng với chất liệu đồng thau, lối trang trí rất tỉ mỉ, tinh xảo. Cho đến nay lai lịch bức tượng này còn khá mù mờ, các tài liệu cho biết tượng này có thể ra đời sớm hơn cả tượng nhà vua ngồi trên ngai vàng, do một nghệ nhân đúc đồng Quảng Nam đúc vào năm 1918 theo mẫu của Pháp và về sau người nghệ nhân này được phong Bát phẩm. Trước đây tượng đặt tại đình Trung Lập ở cung An Định, năm 1975 bức tượng được cất vào kho và gần đây bày tại lăng Khải Định. 



Tượng vua Khải Định với thế đứng thể hiện khá đặc biệt ở sự đan xen trang phục võ quan Pháp với trang phục trang trí rồng 5 móng kiểu Long ẩn vân của vua triều Nguyễn. Với đặc điểm Annam dễ nhận ra nhất là đầu đội mũ kiểu khăn xếp với 9 lớp gấp cuộn, trên khăn có chạm hoa văn Long ẩn vân quen thuộc. Bên trong mặc áo hoàng bào đeo thẻ bài ở trước ngực. Còn lại là các trang phục Âu như áo khoác xẻ tà từ cổ xuống bụng, vai gắn gù võ quan như trong phim Ba chàng ngự lâm của Alexandre Dumas , hông đeo kiếm Tây, đi giày da, đeo 7 mề đay (ngực trái 4 cái và phía phải 3 cái ), tay trái đeo nhẫn hoa. Trang trí chủ yếu và dày đặc là ở áo khoác võ quan, quần và giày ít trang trí hơn.


Đậm chất phương Đông, chứng tỏ Hoàng đế Annam với hầu hết trên mọi thứ “đồ Tây” đều có trang trí rồng 5 móng, mây cuộn xoắn, hoa dây, riêng dày da có hẳn motif Long ẩn kiểu bố cục hình ô - van rất quen thuộc trong trang trí sơn son thếp vàng tại Đại Nội và trên các bia đá. Phía sau lưng áo, trang trí tinh xảo, tuyệt đẹp hình rồng trong mây và trên nền sóng nước ở vạt áo. Nếu đúng là bức tượng do người Annam đúc như đã nói trên thì đây quả là một trong những điều thú vị bởi sự Annam hóa rất tinh tế, hiệu quả mà ta càng xem kỹ càng cảm phục.







 








Trần Hoài Diễm

Sunday, July 26, 2015

Tuesday, July 14, 2015

Saturday, July 11, 2015

Françoise Hardy chống chọi với căn bệnh ung thư

Françoise Hardy bị ung thư bạch cầu

Françoise Hardy là giọng ca vang bóng một thời, nay bà đang ở trong tình trạng hôn mê, và sẵn sàng chấp nhận cái chết đến với mình.

Người nữ ca sĩ 71 tuổi đã cho một cuộc phỏng vấn với đài RTL. Françoise Hardy bị chứng ung thư hoành hành, vừa trải qua tám ngày trong tình trạng hôn mê. Bà bị ung thư loại Lymphoma, tức là một ung thư dạng bạch cầu, các bác sĩ nghĩ rằng bà bị ung thư hạch thời kỳ cuối, họ chuẩn bị sao cho bà ra đi nhẹ nhàng, bình an. 

Françoise Hardy chống chọi với căn bệnh ung thư kéo dài đã hơn 10 năm, vào kể từ 2004, mỗi lúc càng tệ hơn, đến nay bà chịu sự đau đớn cơn bệnh hành.
Trước tin này, mong sao một phép nhiệm màu đến với Françoise Hardy: Nous souhaitons un miracle vient aider Françoise Hardy surmonter son problème de cancer. Que Dieu la bénisse !


Françoise Hardy : dans le coma, elle avait accepté la mort
 
Françoise Hardy, atteinte d’un cancer, vient de passer 8 jours dans le coma. La chanteuse de 71 ans a accordé une interview à RTL.

[Mis à jour le 25 juin 2015 à 17h28] La révélation a attristé ses fans et le monde de la culture. Françoise Hardy, très affaiblie, a pris la parole sur la station RTL, dans l’émission de Marc-Olivier Fogiel, pour évoquer les dernières évolutions de sa maladie. Un lymphome, autrement dit un cancer du système lymphatique, contre lequel elle se bat depuis déjà des mois. Dans cette interview, on apprend de la bouche de la chanteuse qu’elle sort de huit jours de coma et qu’elle a été inconsciente pendant trois semaines. Un choc alors que François Hardy s’exprimait encore il y a peu pour promouvoir son livre.
François Hardy affirme au micro de RTL avoir fait vivre à son fils, Thomas Dutronc, "des choses épouvantables". Selon la patiente, les médecins ont été jusqu’à envisager le pire et dire à son fils que "c'était la fin". Puis elle conclut : "je suis revenue à la vie". Depuis mars et ses dernières apparitions, la santé de Françoise Hardy s’est fortement dégradée. Elle avoue désormais ne plus être "dans un état physique " qui lui permettrait de prolonger sa carrière, entamée avec le tube "Tous les garçons et les filles". Mais, jugeant avoir mené une carrière accomplie, elle envisage désormais la mort avec sérénité.
"Une cohérence à ce que je meure à ce moment-là"
"C'est très étrange parce qu'en même temps, je trouve qu'il y aurait eu une cohérence à ce que je meure à ce moment-là", reconnait François Hardy. "J'ai l'impression d'avoir professionnellement fait tout ce que je pouvais faire puis aussi, je ne suis pas dans un état physique qui me permet de faire quelque chose qui demande beaucoup, beaucoup d'énergie".
"Une partie des médecins pensait que, avec le lymphome, tout ça, j'étais fichue et qu'il fallait me laisser partir en paix ", indique aujourd’hui l’artiste idole des yéyés. D’autres médecins étant persuadés qu’il était possible de la tirer d’affaire. Désormais, la chanteuse suit un nouveau traitement et laisse le destin tranche : "Au point où j'en suis, je sais qu'il y a une chance pour que la chimio fonctionne mais il y a aussi une chance équivalente pour qu'elle ne fonctionne pas".
Françoise Hardy frappée par le cancer en 2004
Cela fait maintenant une dizaine d'années que Françoise Hardy mène ce combat contre le cancer. Si son état s'est déterioré progressivement dans les derniers mois, ce n'est qu'il y a quelques jours qu'elle a été hospitalisée d'urgence. Ses propos envisageant froidement "la fin" suivent une série d'événements douloureux pour la chanteuse. Le succès mitigé de son 27e et dernier disque, "L'amour fou", sorti fin 2012 (75 000 exemplaires écoulés), l'a détournée des studios avec le sentiment qu'il n'y avait "plus de désir" du public. En mars, son livre "Avis non autorisés" sur sa maladie avait connu un grand succès. Mais elle devra interrompre sa promotion après une mauvaise chute sous la douche.
 


Françoise Hardy : Một thời để yêu những nụ tình xanh
Tuấn Thảo

Những nụ tình xanh là tựa đề tiếng Việt của ca khúc tiếng Pháp rất ăn khách của Françoise Hardy. Trong nguyên tác, nhạc phẩm Tous les garçons et les filles đã được phát hành cách đây nửa thế kỷ, vào đầu tháng 6 năm 1962. Bài hát đã làm nên tên tuổi của Françoise Hardy và đằng sau ca khúc là nguyên cả một giai thoại của thời kỳ nhạc trẻ.

Tại Pháp, phong trào nhạc trẻ những năm 1960 khởi đầu vào tháng 5 năm 1961, vào lúc mà đài truyền hình quốc gia (chỉ có một kênh duy nhất) cho phát sóng chương trình ca nhạc đầu tiên dành cho đối tượng thanh thiếu niên (chương trình mang tên Âge tendre et tête de bois, hàm ý Tuổi non mà lại ngỗ nghịch cứng đầu). Song song chương trình truyền hình này còn có một tờ báo chuyên thông tin về giới thần tượng nhạc trẻ và một chuyên mục phát thanh hàng ngày (Salut les copains - Thân chào các bạn)

Giới trẻ Pháp thời bấy giờ là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong thời bình, sau cuộc chiến (1939-1945). Kinh tế Pháp đang ở trong giai đoạn phồn thịnh, hầu như không có vấn đề thất nghiệp. Các  gia đình tậu nhà mua xe, người dân mua sắm tiêu xài, giải trí thoải mái. Trong cái xã hội tiêu thụ ấy, giới trẻ có đủ tiền túi để mua những sản phẩm mà họ yêu thích. Thời nay, thanh niên muốn mua iPhone 6S và Playstation 3, thời xưa giới trẻ chỉ muốn tổ chức các buổi nhảy đầm, đi xem xinê, sắm quần jean và mua đĩa nhựa.

Không có cái bối cảnh này thì phong trào nhạc trẻ Pháp những năm 60 sẽ chẳng bao giờ trở nên cực thịnh.
​Bắt thị hiếu tiêu dùng của lứa tuổi mới lớn, các nhà sản xuất mới du nhập nhạc rock đến từ Hoa Kỳ cuối thập niên 50. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào nhạc trẻ của Pháp còn được gọi là phong trào yé-yé, phiên âm từ hai chữ yeah yeah của Mỹ. Hầu hết các ca khúc nhạc trẻ của Pháp đầu tiên được chuyển dịch từ các bài hát Anh Mỹ. Richard Anthony là người đi tiên phong trong việc đặt thêm lời Pháp, Johnny Hallyday đi theo sau và truyền thống này được duy trì cho đến cuối những năm 1970 với danh ca Claude François.
Về phần mình, Françoise Hardy là một nữ sinh mới lớn, cô theo học khoa ngọai ngữ (tiếng Đức) tại trường đại học Sorbonne. Cô bắt đầu viết văn, viết nhật ký từ năm 13 tuổi trong suốt thời gian học nội trú bậc trung học. Đậu tú tài vào năm 16 tuổi, cô được gia đình tặng cho một món quà, giữa một chiếc máy nghe nhạc và một cây đàn ghita, cô chọn món thứ nhì. Françoise Hardy băt đầu mò mẫm sáng tác cho dù không hề tinh thông nhạc lý.

Sông có khúc, người có lúc. Ngoài hai chữ thanh và sắc, một ca sĩ còn cần có duyên với nghề nghiệp. Làng nhạc Pháp thời bấy giờ vừa mới lăng xê tên tuổi của nam ca sĩ Johnny Hallyday, điều mà họ đang cần là tuyển lựa một giọng ca nữ, có ngoại hình hơn cỡ trung bình và biết hát. Điều đó có thể giải thích vì sao các nhà sản xuất chịu ký hợp đồng ghi âm một năm với cô với điều kiện là 6 tháng trước đó, Françoise Hardy phải học thêm thanh nhạc và khoa diễn xuất vì cô quá rụt rè nhút nhát mỗi lần xuất hiện trước công chúng.

Tous les garcons et les filles - Francoise Hardy
Françoise Hardy ghi âm album đầu tay vào cuối tháng tư năm 1962, trong đó hầu hết các ca khúc đều do cô sáng tác, ngọai trừ một bài là của Jacques Dutronc, người chồng tương lai của cô. Tập nhạc này ban đầu không có tựa, nhưng sau đó lại mang tên của ca khúc trích đoạn đầu tiên là nhạc phẩm Tous les garçons et les filles. Thật ra, đây không phải là sáng tác ưng ý nhất của Françoise Hardy nhưng lại được hãng đĩa chọn phát hành vào mùa hè năm 1962 như ca khúc đầu tay bởi vì nội dung bài hát hợp với khung cảnh và tâm trạng của lứa tuổi mới biết yêu.

Bực mình do không được quyền chọn lựa và quyết định, Françoise Hardy cùng với gia đình đi nghỉ hè tại Innsbruck, bên Áo để trao dồi thêm tiếng Đức. Mãi đến khi cô trở về Paris, cô mới bất ngờ khám phá là bài hát Tous les garçons et les filles trở thành tình khúc của mùa hè năm 62. Với hơn 2 triệu bản được bán chạy chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nhạc phẩm này giúp cho cô nữ sinh tóc nâu huyền trở thành một trong những thần tượng nhạc trẻ đầu tiên trong phái nữ. Với thành công của nhạc phẩm kế tiếp là bài Le temps de l’Amour - (Một thời để yêu), ghi âm trên cùng một album, tên tuổi của Françoise Hardy vượt trội hơn cả hai cô búp bê tóc vàng là Sylvie Vartan và France Gall.
Cả hai bài hát sau đó được đặt thêm lời tiếng Anh (Find Me A Boy & While We’re Young), tiếng Đức, tiếng Ý, Hoà Lan, Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Còn trong tiếng Việt, bài Tous les garçons et les filles có ít nhất là hai lời khác nhau, so với lời trong phiên bản của Trung Hành, thì cách đặt ca từ bài Những nụ tình xanh của tác giả Phạm Duy trong ý cũng như tứ, gần sát hơn với nguyên tác tiếng Pháp.
Từ mùa hè năm 1962 trở đi, sự nghiệp của Françoise Hardy chấp cánh bay cao để rồi kéo dài trong suốt nửa thế kỷ, cho dù trong giai đọan sau này cô không còn ghi âm nhiều như vào những thập niên trước. Nhưng có hai điều mà ít ai được biết mà ta có thể xem như là đóng góp khá lớn cho làng nhạc Pháp. Thứ nhất mãi đến tháng 6 năm 1962, hiệp hội các tác giả Pháp gọi là SACEM không chấp nhận để cho một thành viên ghi danh tác quyền mà lại không tinh thông nhạc lý.
Trường hợp của Françoise Hardy là một ngoại lệ, cô sáng tác hầu hết các ca khúc của mình kể cả nhạc và lời, nhưng lại không biết đọc và ghi chép nốt nhạc trên các bản dàn bè. Sau nhiều tháng thương lượng, hiệp hội SACEM buộc phải thay đổi nội quy và chấp nhận các nhà soạn nhạc cho dù họ có tinh thông nhạc lý hay không.

Thứ nhì, Françoise Hardy nhờ vào sáng tác đều đặn mà nâng phong trào nhạc trẻ những năm 60 lên một tầm cao hơn. Sinh thời tác giả Michel Berger rất ngưỡng mộ cô ở điểm này, bởi vì anh cũng xuất thân từ cùng một trào lưu. Chính Michel Berger đã viết ca khúc Adieu Jolie Candy vào năm 1967 với một nghệ sỹ khác (bài từng được dịch sang tiếng Việt thành Tiễn em nơi phi trường). Góc vườn âm nhạc đài RFI sẽ giới thiệu bài này trong một kỳ tới.
Vào lúc mà đa số các thần tượng nhạc trẻ hát đi nhái lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Françoise Hardy lại là người đi tiên phong trong việc sáng tác tiếng Pháp, để bộc lộ những suy tư nỗi niềm của lứa tuổi mới vào đời. Nhìn lại 50 năm sau, Tous les garçons et les filles xứng đáng được chọn làm một trong những ca khúc tiêu biểu nhất của những năm 1960, còn Françoise Hardy vẫn là hiện thân của Những nụ tình xanh muôn thuở, của Một thời để yêu rồi để nhớ.
Françoise Hardy, điệu thời gian trong tiếng ca kỷ niệm
Tuấn Thảo
 
Năm 2011, tên tuổi Francoise Hardy được đưa vào tự điển Pháp (DR)

Năm 2011, Françoise Hardy nằm trong số 50 gương mặt tên tuổi được đưa vào tự điển Larousse của Pháp. Đối với một nghệ sĩ còn sống, sự kiện này tương đương với giải thưởng về thành tựu sự nghiệp. Françoise Hardy được ghi nhận như là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào nhạc trẻ những năm 1960.

Hơn thế nữa, theo đánh giá của những người biên tập quyển Larousse, Françoise Hardy là một tác giả thực thụ và hiếm thấy xuất thân từ phong trào ca nhạc này. Trong thời gian gần đây, Françoise Hardy vừa cho tái bản tuyển tập Le temps des souvenirs có nghĩa là Thời gian của kỷ niệm. Một tựa đề quá thích hợp vì hơn ai hết, tiếng hát này là hiện thân của ‘‘một thời để yêu, một đời để nhớ’’. Bộ sưu tập này gồm 40 ca khúc xưa và nay, tiêu biểu cho hơn 40 năm sự nghiệp của thần tượng nhạc trẻ thập niên 1960.

Sinh năm 1944 tại thủ đô Paris, Françoise Hardy từ nhỏ có một cuộc sống khá buồn tẻ. Cha mẹ cô ly thân từ thời Françoise còn nhỏ, cho nên cô lớn lên với mẹ và em gái. Thời niên thiếu, cô học trường nội trú, nên ba mẹ con lại càng ít sống gần gũi với nhau. Trong bầu không khí trống trải tẻ nhạt ấy, cô bé sống nhiều với nội tâm, thích mơ mộng, viết nhật ký, nghe nhạc, chơi đàn. Françoise Hardy ngẫu nhiên bước vào thế giới sáng tác mà không hề ý thức.

Sáng tác để giải tỏa nội tâm

Sau khi đậu bằng tú tài, Françoise Hardy theo học khoa ngoại ngữ ở trường đại học Sorbonne. Ngoài giờ học, cô còn ghi tên theo học lớp dạy thanh nhạc của bà Mireille, nơi đào tạo nhiều ca sĩ mầm non của làng nhạc Pháp thời bấy giờ. Một ngày kia cô đọc được một tin ngắn trên báo, theo đó một hãng đĩa đang tuyển lựa ca sĩ mới. Françoise Hardy xin hẹn gặp rồi đến hát thử, nhưng rốt cuộc không được giữ lại. Mãi đến lần thứ tư cô mới ký được một hợp đồng ghi âm (với hãng đĩa Vogue) vào tháng 11 năm 1961.

Đĩa hát đầu tay của Françoise Hardy được phát hành vào tháng tư năm 1962. Trong số các sáng tác đầu đời kể cả nhạc và lời, cô rất ưng ý với nhạc phẩm Tous les garçons et les filles mà nhạc sĩ Phạm Duy sau đó chuyển dịch thành nhạc phẩm Những nụ tình xanh. Nhưng vào lúc bấy giờ, hãng đĩa nhà chỉ muốn cô ghi âm những bài hát của tác giả có tên tuổi, đã từng soạn nhạc cho Johnny Hallyday, vì họ quan niệm rằng : Françoise Hardy còn non tay nghề, cô có lẽ sẽ thành công dễ dàng hơn khi hát nhạc của người khác, thay vì trình bày sáng tác của chính cô.

Phải chăng do lòng tự ái của tuổi trẻ bồng bột, hay là do linh cảm nhất thời, dù gì đi nữa, cô ca sĩ trẻ tuổi nhất quyết đòi hãng đĩa phải cho ra mắt bài hát Tous les garçons et les filles. Bằng không thì cô sẽ không đi lưu diễn hay tham gia một chương trình truyền hình nào cả. Ngay cả Françoise Hardy cũng không ngờ rằng quyết định táo bạo này lại giúp cho cô thành công. Với hơn hai triệu bản bán chạy chỉ trong vòng 6 tháng, nhạc phẩm này nói về nỗi khát khao tình yêu, mộng ban đầu cuả lứa tuổi mới lớn, là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp lâu dài.

Nghề ca hát, nghiệp người mẫu

Từ năm 1963 trở đi, Françoise Hardy liên tục thành công trong vòng 10 năm liền. Đây cũng là giai đoạn cô đi trình diễn nhiều nhất ở Pháp cũng như ở
​ngoại quốc 
. Sau các nước châu Âu, cô đi lưu diễn ở Canada, Đan Mạch, Nhật Bản và là nghệ sĩ Pháp đầu tiên đi hát tại Nam Phi. Ngoài ca hát, Françoise Hardy còn được mời làm người mẫu và đóng phim, trong đó có một bộ phim khá ăn khách vào thời ấy là Château en Suède (Lâu đài ở Thụy Điển) do đạo điễn Roger Vadim thực hiện dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn lừng danh là Francoise Sagan. Về thời trang, Francoise Hardy làm người mẫu cho các hiệu nổi tiếng như Yves Saint Laurent, Paco Rabanne và Courrèges.
Thành công đến một cách chớp nhoáng, khi hồi tưởng lại giai đoạn này, Françoise Hardy cho biết cô không làm chủ được tình hình. Bởi vì lúc đó, cô còn quá trẻ, non tuổi đời nên chưa đủ bề dày kinh nghiệm trước cuộc sống. Thời niên thiếu cô sống với mẹ, ít có tiếp xúc với bên ngoài, đến khi thành danh, thì cô lại bị lôi cuốn vào một thế giới hào nhoáng.

Tất cả đều diễn ra thật nhanh khiến cho cô cảm thấy choáng ngợp, chóng mặt. Vết rạn nứt cũng bắt đầu từ đó, vì Françoise Hardy đến với sáng tác là do đam mê, để nói lên những điều trăn trở, suy tư thầm kín. Trong khi đó, từ phía bên ngoài, người ta chỉ nhìn thấy nơi cô sự lộng lẫy hào nhoáng cuả danh vọng. Càng lớn lên, Françoise Hardy càng thích sống ẩn dật, kín đáo chứ không thích phô trương, phơi bày đời tư trên mặt báo.

Ôi một thời để yêu
Một thuở với bạn bè
Thoáng phiêu lưu đầu đời
Chút niềm vui nhè nhẹ
Dù tháng năm qua vội
Vẫn chưa quên thuở nào
Hương nồng đọng trên môi
Say nụ hôn ngọt ngào
Nhớ một thời để yêu
Dù ngắn ngủi hạnh phúc
Cứ tưởng chừng giây phút
Bất tận ánh thiên thu
Nên thì thầm tự nhủ
Khát vọng tuổi hai mươi
Làm vua một cõi đời
Lửa tình sáng đôi ngươi
Mênh mông trong biển mắt
Thắp muôn ánh sao trời
Vì một thời để yêu
Mà nhung nhớ cả đời
(Bản phóng tác của nhạc phẩm Le Temps de l’amour - Một thời để yêu)

Ca khúc này là sáng tác cuả Jacques Dutronc do Francoise Hardy trình bày. Cả hai đều là ca sĩ và họ gặp nhau nhờ làm việc chung khi ghi âm bài hát này. 
Nhiều thập niên sau ngày lập gia đình rồi có con (Thomas Dutronc), hai người hiện vẫn còn chung sống với nhau. Thời kỳ lập gia đình cũng là lúc mà Francosie Hardy quyết định ngưng biểu diễn trên sân khấu.

Đánh đổi danh vọng, bình an tâm hồn

Để giải thích cho điều này, cô cho biết là cô bắt đầu đi hát vào năm 18 tuổi. Lúc đó thì cô đã có người yêu. Thế nhưng, mối tình đầu này lại không thành vì sự nghiệp của cô lúc đó đòi hỏi quá nhiều thời gian. Trong vòng 8 năm liền, Francoise Hardy làm việc không ngơi nghỉ. Do vậy khi lập gia đình và sinh con, cô muốn bảo vệ hạnh phúc đời tư và không muốn cho gia đình gặp đổ vỡ một lần nữa.

Giữa thành công sự nghiệp và cuộc sống gia đình, Françoise Hardy đã chọn cái thứ nhì. Từ hai thập niên nay, cô thỉnh thoảng mới cho ra mắt một đĩa hát, bất kể là album có ăn khách hay không. Vô tình hay cố ý, Françoise Hardy đã tạo ra cho mình một phong cách khá bí ẩn do khoảng cách rất lớn giữa đời sống riêng tư và ánh đèn sân khấu. Tuy thích mơ mộng nhưng cô không kém phần thực tế : đi tìm hạnh phúc trong tâm hồn nhiều hơn là đeo đuổi ảo ảnh danh vọng.

So với các giọng ca nữ nổi danh cùng thời, Francoise Hardy có chiều sâu trong cách thể hiện và sáng tác. Hiện giờ, nhiều gương mặt thành danh từ những năm 60 đã chìm hẳn, chỉ có một số ít tiếp tục hoạt động nhờ vào tầng lớp khán giả trung thành mà họ đã chinh phục được trong suốt những thập niên qua. Thời gian có thể làm cho làm cho tướng mạo, vóc dáng già đi, nhưng những ca khúc đầy kỷ niệm của Francoise Hardy vẫn tồn đọng trong ký ức người mến mộ : nhẹ thôi mà lại thoáng buồn, trầm thôi mà lắm tơ vương.

---------------------------------

Francoise Hardy: Những điệu ru kỷ niệm

Những nhà biên soạn bộ từ điển nổi tiếng nhất về ngôn ngữ Pháp Larousse, trong lần phát hành năm 2011 đã bổ túc Françoise Hardy vào danh sách 50 gương mặt tên tuổi. Đối với một nghệ sĩ còn sống, sự kiện này tương đương với giải thưởng về thành tựu sự nghiệp.
Françoise Hardy được ghi nhận như là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào nhạc trẻ những năm 1960. Hơn thế nữa, theo đánh giá của những người biên tập quyển Larousse, Françoise Hardy là một tác giả thực thụ và hiếm thấy xuất thân từ phong trào ca nhạc này.

Thời để yêu và để nhớ

Trong thời gian gần đây, Françoise Hardy vừa cho tái bản tuyển tập Le temps des souvenirs có nghĩa là Thời gian của kỷ niệm. Một tựa đề quá thích hợp, vì hơn ai hết, tiếng hát này là hiện thân của “một thời để yêu, một đời để nhớ”. Bộ sưu tập gồm 40 ca khúc xưa và nay, tiêu biểu cho hơn 40 năm sự nghiệp của thần tượng nhạc trẻ thập niên 1960. Điều này, với những ai từng sống ở miền Nam những năm 60 của thế kỷ trước, Le temps des souvenirs đúng là những điệu ru kỷ niệm. Khi ấy, thời gian 1963-1965, phong trào nghe các ca khúc phương Tây “bùng nổ” qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters... của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones... của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida... trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn.

Đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Những ban nhạc trẻ kích động như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim... nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. Nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải... đặt lời Việt. và trong đó, có nhiều nhạc phẩm tái bản lần này ở Le temps des souvenirs của Françoise Hardy
Nụ tình xanh

Sinh năm 1944 tại thủ đô Paris, Françoise Hardy từ nhỏ có một cuộc sống khá buồn tẻ. Cha mẹ cô ly thân từ thời Françoise còn nhỏ, cho nên cô lớn lên với mẹ và em gái. Thời niên thiếu, cô học trường nội trú, nên ba mẹ con lại càng ít sống gần gũi với nhau. Trong bầu không khí trống trải tẻ nhạt ấy, cô bé sống nhiều với nội tâm, thích mơ mộng, viết nhật ký, nghe nhạc, chơi đàn. Françoise Hardy ngẫu nhiên bước vào thế giới sáng tác mà không hề ý thức.

Sau khi đậu bằng tú tài, Françoise Hardy theo học khoa ngoại ngữ ở trường đại học Sorbonne. Ngoài giờ học, cô còn ghi tên theo học lớp dạy thanh nhạc của bà Mireille, nơi đào tạo nhiều ca sĩ mầm non của làng nhạc Pháp thời bấy giờ. Một ngày kia cô đọc được một tin ngắn trên báo, theo đó một hãng đĩa đang tuyển lựa ca sĩ mới. Françoise Hardy xin hẹn gặp rồiđến hát thử, nhưng rốt cuộc không được giữ lại. Mãi đến lần thứ tư cô mới ký được một hợp đồng ghi âm (với hãng đĩa Vogue) vào tháng 11 năm 1961.

Đĩa hát đầu tay của Françoise Hardy được phát hành vào tháng 4-1962. Trong số các sáng tác đầu đời kể cả nhạc và lời, cô rất ưng ý với nhạc phẩm Tous les garçons et les filles mà nhạc sĩ Phạm Duy sau đó chuyển dịch thành Những nụ tình xanh. Nhưng vào lúc bấy giờ, hãng đĩa nhà chỉ muốn cô ghi âm những bài hát của tác giả có tên tuổi, đã từng soạn nhạc cho Johnny Hallyday, vì họ quan niệm rằng: Françoise Hardy còn non tay nghề, cô có lẽ sẽ thành công dễ dàng hơn khi hát nhạc của người khác, thay vì trình bày sáng tác của chính cô.

Phải chăng do lòng tự ái của tuổi trẻ bồng bột, hay là do linh cảm nhất thời, dù gì đi nữa, cô ca sĩ trẻ tuổi nhất quyết đòi hãng đĩa phải cho ra mắt bài hát Tous les garçons et les filles. Bằng không thì cô sẽ không đi  lưu diễn hay tham gia một chương trình truyền hình nào cả. Ngay cả Françoise Hardy cũng không ngờ rằng quyết định táo bạo này lại giúp cho cô thành công. Với hơn hai triệu bản bán chạy chỉ trong vòng 6 tháng, nhạc phẩm này nói về nỗi khát khao tình yêu, mộng ban đầu cuả lứa tuổi mới lớn, là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp lâu dài.

Hào nhoáng danh vọng…

Từ năm 1963 trở đi, Françoise Hardy liên tục thành công trong vòng 10 năm liền. Đây cũng là giai đoạn cô đi trình diễn nhiều nhất ở Pháp cũng như ở ngoại quốc

  Sau các nước châu Âu, cô đi lưu diễn ở Canada, Đan Mạch, Nhật Bản và là nghệ sĩ Pháp đầu tiên đi hát tại Nam Phi. Ngoài ca hát, Françoise Hardy còn được mời làm người mẫu và đóng phim, trong đó có một bộ phim khá ăn khách vào thời ấy là Château en Suède (Lâu đài ở Thụy Điển) do đạo diễn Roger Vadim thực hiện dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn lừng danh là Francoise Sagan. Về thời trang, Francoise Hardy làm người mẫu cho các hiệu nổi tiếng như Yves Saint Laurent, Paco Rabanne và Courrèges.
Thành công đến một cách chớp nhoáng, khi hồi tưởng lại giai đoạn này, Françoise Hardy cho biết cô không làm chủ được tình hình. Bởi vì lúc đó, cô còn quá trẻ, non tuổi đời nên chưa đủ bề dày kinh nghiệm trước cuộc sống. Thời niên thiếu cô sống với mẹ, ít có tiếp xúc với bên ngoài, đến khi thành danh, thì cô lại bị lôi cuốn vào một thế giới hào nhoáng. Tất cả đều diễn ra thật nhanh khiến cho cô cảm thấy choáng ngợp, chóng mặt.

Vết rạn nứt cũng bắt đầu từ đó, vì Françoise Hardy đến với sáng tác là do đam mê, để nói lên những điều trăn trở, suy tư thầm kín. Trong khi đó, từ phía bên ngoài, người ta chỉ nhìn thấy nơi cô sự lộng lẫy hào nhoáng cuả danh vọng. Càng lớn lên, Françoise Hardy càng thích sống ẩn dật, kín đáo chứ không thích phô trương, phơi bày đời tư trên mặt báo.

Mùa tình yêu

On se dit qu'à vingt ans - On est le roi du monde - Et qu'éternellement - Il y aura dans nos yeux - Tout le ciel bleu (Đời đẹp nhất tuổi đôi mươi - Thơm ngát muôn hoa hồng tươi - Tình đầu đến giữa hồn nhiên - Trong sáng giấc mơ thần tiên - Sức sống vô biên… Phạm Duy phổ lời Việt, ca khúc Mùa tình yêu)
Le Temps de l'amour (Mùa tình yêu), ca khúc này là sáng tác cuả Jacques Dutronc do Francoise Hardy trình bày. Cả hai đều là ca sĩ và họ gặp nhau nhờ làm việc chung khi ghi âm bài hát này. Nhiều thập niên sau ngày lập gia đình rồi có con (Thomas Dutronc), hai người hiện vẫn còn chung sống với nhau. Thời kỳ lập gia đình cũng là lúc mà Francosie Hardy quyết định ngưng biểu diễn trên sân khấu.

Để giải thích cho điều này, cô cho biết là cô bắt đầu đi hát vào năm 18 tuổi. Lúc đó thì cô đã có người yêu. Thế nhưng, mối tình đầu này lại không thành vì sự nghiệp của cô lúc đó đòi hỏi quá nhiều thời gian. Trong vòng 8 năm liền, Francoise Hardy làm việc không ngơi nghỉ. Do vậy khi lập gia đình và sinh con, cô muốn bảo vệ hạnh phúc đời tư và không muốn gia đình gặp đổ vỡ một lần nữa. Giữa thành công sự nghiệp và cuộc sống gia đình, Françoise Hardy đã chọn cái thứ nhì.

Từ hai thập niên nay, cô thỉnh thoảng mới cho ra mắt một đĩa hát, bất kể là album có ăn khách hay không. Vô tình hay cố ý, Françoise Hardy đã tạo ra cho mình một phong cách khá bí ẩn do khoảng cách rất lớn giữa đời sống riêng tư và ánh đèn sân khấu. Tuy thích mơ mộng nhưng cô không kém phần thực tế : đi tìm hạnh phúc trong tâm hồn nhiều hơn là đeo đuổi ảo ảnh danh vọng.
Thời gian có thể làm cho làm cho tướng mạo, vóc dáng già đi, nhưng những ca khúc đầy kỷ niệm của Françoise Hardy vẫn tồn đọng trong ký ức người mến mộ: nhẹ thôi mà lại thoáng buồn, trầm thôi mà lắm tơ vương…

Nguyên Thành – Tuấn Thảo.






Nghe chuông Đại Hồng - Làng Mai


            Inline image

Nghe chuông Đại Hồng

                                         Ba nghiệp lắng thanh tịnh
                                         Gởi lòng theo tiếng chuông
                                         Nguyện người nghe tỉnh thức
                                         Vượt thoát nẻo đau buồn.

                                                Inline image
                                         Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
                                         Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.

                                      Inline image

                                         Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
                                         Khắp nơi u tối mọi loài nghe
                                         Siêu nhiên vượt thoát vòng sanh tử
                                         Giác ngộ tâm tư một hướng về.
            
                                      Inline image
                                         Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
                                         Xa xôi tăm tối cũng đều nghe
                                         Những ai lạc bước mau dừng lại
                                         Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

                                           Inline image

                                         Nghe chuông phiền não tan mây khói
                                         Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
                                         Hơi thở nương chuông về chánh niệm
                                         Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi.

                                                  Inline image

                                         Nghe tiếng chuông
                                         Lòng nhẹ buông
                                         Tâm tĩnh lặng
                                         Hết sầu thương
                                         Tập buông thả
                                         Thôi vấn vương
                                         Lắng nghe thấu
                                         Tận nguồn cơn
                                         Học nhìn lại
                                         Hiểu và thương.

                                         Inline image

                                         Chuông đại hồng mới vọng
                                         Tiếng kệ xướng đã vang
                                         Trên vọng tới thiên đường
                                         Dưới thông về địa phủ.

           
Inline image






Friday, July 10, 2015

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA chia sẻ với cựu Tổng thống George W Bush(July-01-2015)-Thích Vân Phong

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
chia sẻ với cựu Tổng thống George W Bush 
và Đại học Southern Methodist 
Thích Vân Phong 
(Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong | Ảnh: Bush Center- Sonam Zoksang)

dalai lama at GWB 1Dallas, Texas, Hoa Kỳ, 01/07/2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Thành phố Dallas vào tối hôm 30/07 của một chuyên bay dài từ Vương quốc Anh.
Hôm nay mặc dù dự báo thời tiết cảnh báo mưa, nhưng ánh dương quang tỏa sáng trên bầu trời xanh thẳm, giữa áng mây trắng bãng lãng cuốn hút theo chiều gió, và không khí ấm áp cùng anh tài xế lái xe đến George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma với cựu Tổng thống George W. Bush cùng chia sẻ với Sinh viên Myanmar, những bạn trẻ cùng lãnh đạo tham gia vào diễn đàn Liberty.
 Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng thế hệ trẻ là những lãnh đạo tương lai.
Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tâm linh của Phật Giáo Tây Tạng và là một nhà hoạt động không mệt mõi cho tự do và dân chủ của nhân loại cùng cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush chia sẻ với họ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Thật là một vinh hạnh lớn để đáp ứng lời mời để được gặp gỡ cựu Tổng thống George W. Bush, Phu nhân và viếng thăm Thư viện, Bảo tàng, George W. Bush Presidential Center, và các  chương trình đang được thực hiện nơi đây để phát huy Dân chủ và Tự do.
Tôi không nhất thiết phải ngưỡng mộ sức mạnh quân sự Mỹ. Tôi chỉ ngưỡng mộ việc gìn giữ các nguyên tắc Dân chủ và Tự do. Mỹ dẫn đầu thế giới về Tự do và Dân chủ. Mặc dù cựu Tổng thống Buh đã nghỉ hưu, tôi rất vui khi thấy cựu tổng Thống Bush vẫn tiếp tục dành riêng cho sự Tự do và Dân chủ.
Hiện nay, chúng ta những người Tây Tạng và Myanmar đều có nguồn gốc, ngôn ngữ học nói chung và như Tây Tạng, Myanmar là một quốc gia Phật giáo. Trong Phật giáo chúng ta đều có truyền thống ngôn ngữ Pali và Sanskrit (Phạn ngữ). Các truyền thống Pali là truyền thống cơ bản, trong khi truyền thống Sanskrit (Phạn ngữ) với sự kết tập công phu hơn nữa, ví dụ lý thuyết vô ngã. Chúng ta có những giới luật và Tu viện chung, và tôi đã nhận thấy rằng các tổ chức Tăng đoàn trong các Tu viện chủ yếu trong nguyên tắc Dân chủ.
Đối với việc thực hiện nhân quyền của mình, họ cần được giáo dục. Kể từ khi Chính phủ Myanmar vẫn còn độc tài toàn trị, các bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để nghiên cứu, học hỏi, và không nên quá phân tâm bởi những hấp dẫn thu hút hưởng thụ vật chất. Hãy chú ý đến các nguyên tắc Tự do và Dân chủ. Nghiên cứu thế nào để kết hợp ý tưởng hiện đại hài hòa với những giá trị truyền thống. Cuộc đấu tranh của chúng ta là giữa sức mạnh của sự thật và sức mạnh của vũ lực súng đạn. Khẩu súng có vẻ cương quyết hơn trong nhất thời, nhưng về lâu dài thì sức mạnh của sự thật mãnh liệt hơn. Quan trọng là phải tự tin về điều này.
Những người có quyền lực hiện nay đang phụ thuộc vào việc sử dụng vũ lực, nhưng họ không thể giữ được mãi mãi. Về lâu dài, Sự thật sẽ chiến thắng. Một người Tây Tạng nói rằng: “Nếu bạn thất bại chín lần, trãi qua thất bại chín lần thì bạn nên thử một lần nữa”.
Ngài tiếp tục trả lời các câu hỏi. – Làm thế nào để đoàn kết các dân tộc đa dạng theo các biểu ngữ phổ biến của Tự do?
Ngài trả lời: “Chúng ta cần phải có một cảm giác trong sự hợp nhất của toàn thể nhân loại. Ở một quốc gia như Myanmar sẽ có khác biệt về Tôn giáo và Dân tộc, nhưng quan trọng hơn vẫn là vì sự lợi ích chung của đất nước Myanmar.
- Làm thế nào để dung hòa, thỏa hiệp với sự Tự do như vậy?
Ngài trả lời: “Liên minh châu Âu là một ví dụ về các loại tư duy thực tế. Theo lịch sử Tây Tạng nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng, ngôn ngữ và địa lý riêng biệt.
Vào thế kỷ thứ 8-9, trước khi bị chiếm bởi đế chế Mông cổ. Giai đoạn từ khi đế chế Mông Cổ sụp đổ cho đến khi bị chinh phục bởi đế chế Mãn Châu (triều đại Nhà Thanh). Tiếp đến khi đế chế Mãn Châu sụp đổ năm 1912, và đến khi bị sát nhập vào Trung Quốc năm 1952. Trong lúc các giai đoạn bị đô hộ bởi các đế chế Mông Cổ và Mãn Châu, Tây Tạng vẫn là vùng tự quản rộng lớn.
Như trên đã nói, Chính phủ Tây Tạng lưu vong chúng tôi xem sự cai trị của bành trướng Bắc Kinh là một sự đô hộ và bất hợp pháp, bởi động cơ thúc đẩy là các Tài nguyên tự nhiên và giá trị chiến lược của Tây Tạng, và phạm vi thô bạo cả địa vị lịch sử của Tây Tạng như là một quốc gia độc lập, và vi phạm quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng.
Chúng tôi luôn gây ý thức cho nhân dân Tây Tạng biết sự chuyên quyền và chính sách chia để trị được đặt ra bởi nhà Cầm quyền Bắc kinh, cũng như chính sách đồng hóa của họ. Đây là một chủ trương điển hình của chủ nghĩa đế quốc, bành trướng Bắc Kinh bá quyền thống trị và tiêu hủy các giá trị Đạo đức, Văn hóa và sự đồng nhất của Tây Tạng, nhằm mục đích gắn chặt đất nước này như là một phần không thể chia cắt của họ”.
Cựu Tổng thống George W. Bush bày tỏ sự đau lòng và chia sẻ rằng:
 “Thật đáng buồn thay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nhiều quan ngại rằng đất nước họ sẽ chia tay, nhưng tôi nói với họ đây là chàng trai tốt nhất cho bạn để giải quyết, nhưng họ không nghe”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma phản ứng tích cực khi cựu Tổng thống Bush mở rộng thêm một lời mời đến thăm Myanmar, châm biếm bởi chủ đầu tiên của mình sẽ phải xin phép Trung Quốc. Ngài cũng đề cập đến các cơ sở Nghiên cứu Pali đã được thiết lập trong các Tu viện Tây Tạng và các Trung tâm học tập và các sinh viên Myanmar sẽ đón nhận để cùng tham gia.
Giám mục Michael McKee dâng lời cầu nguyện trước bữa ăn. Sau đó Bà Laura Lane Welch Bush, dalai lama at GWB 2Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (2001-2009) nhắc đến Kỷ niệm ngày Sinh nhật lần thứ 80 của đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 06/07 tới, một ngày Sinh nhật mà cựu Tổng thống Bush và Phu nhân được chia sẻ với đức Đạt Lai Lạt Ma trong niềm hạnh phúc vô biên. Một chiếc bánh Sinh nhật được mang ra, và cùng thắp nến, mọi người cùng hát “Happy Birthday” và hai người cùng nhau thổi nến. Trong sự ngẫu hứng của mình, cựu Tổng thống Bush nói rằng:
 “Cám ơn chiếc bánh và cảm ơn tất cả quý vị. Quý vị biết không, đôi khi trong Chính trị quý vị gặp một ai đó nói với quý vị điều gì đó, thực sự có ý nghĩa.
 Đức Đạt Lai Lạt Ma trông mắt quý vị và có nghĩa là những gì Ngài nói. Trung Quốc gây khó khăn cho Ngài, nhưng Ngài vẫn mỉm cười vui vẻ, bởi vì trái tim Ngài thật ngọt ngào và tràn đầy tình yêu.
Tôi là Tổng thống Mỹ duy nhất mạnh dạng tiếp đãi Ngài nơi công cộng. Ngài đang đối phó với lực lượng tìm cách phá hoại ý nghĩa cơ bản của mình, và rằng tất cả mọi người phải được Tự do. Đó là một vinh dự để có sự hiện diện của Ngài ở đây”.
Đức Đạt Li Lạt Ma đáp từ rằng: “Cựu Tổng thống Mr & Mrs Bush và các bạn thân mến kính trọng của tôi! Đây là một cuộc hội ngộ vui vẻ đối với tôi, những người đã được sinh ra tại một vùng xa xôi của miền đông bắc Tây Tạng, cùng với những người bạn sống ở phía đối diện của thế giới. Tôi lớn lên trong một quốc gia Phật giáo và quý bạn lớn lên trong Kitô hữu, là loài người chúng ta đều giống nhau. Điều này rất quan trọng, bởi vì hầu hết các cuộc xung đột, chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay là kết quả bởi quá chú ý vào sự khác biệt, như Tôn giáo hay chủng tộc, trong khi về cơ bản chúng ta đều là con người với nhau. Chúng ta sinh ra và chết đi cùng một cách. Chúng ta đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, và nếu chúng  ta ý thức hơn về những gì chúng ta chia sẻ là con người với nhau, sẽ không có xảy ra sự xung đột, bắt nạt, giết chết hoặc khai thác giữa chúng ta.
Bất cứ nơi nào tôi gặp gỡ mọi người và nói chuyện với họ, làm như vậy tức là một con người đồng nghiệp. Lần đầu tiên khi tôi gặp người đàn ông này tại Tòa Bạch ốc, Ông cư xử với tôi như một con người khác, không phải là Tổng thống của quốc gia hùng cường nhất thế giới.
Tôi thường nói trước công chúng rằng: “Tôi yêu George Bush, mặc dù một số Chính sách của Ông có liên quan đến tôi. Tình bạn hữu của chúng ta thật chân thành, sẽ bền chặt như chúng ta đang sống, do đó khi tôi nhận được lời mời này, tôi cảm thấy hoan hỷ và đến đây”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng: “Cựu Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ đã cam kết với ý tưởng về Dân chủ. Nhưng tại sao Ông nghỉ hưu từ trách nhiệm Chính trị trong năm 2011.
Cũng vậy, tôi đặt dấu chấm hết cho truyền thống của tổ chức Đạt Lai Lạt Ma chịu trách nhiệm về các vấn đề Chính trị cũng như lãnh đạo tinh thần. Một số các tổ  chức Tôn giáo của Tây Tạng thuộc hệ thống phong kiến và đó là thời gian để cải tổ”.
Về Cựu Tổng thống Mr & Mrs Bush, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi ngưỡng mộ cuộc đời Ông về Tự do và Dân chủ. Đối với nước Mỹ không chỉ có trách nhiệm cho 350 triệu người Mỹ, mà là nhà lãnh đạo cho cả thế giới Tự do rộng lớn hơn.
Ước mơ của tôi rằng thế kỷ 21 sẽ dẫn đến một thế giới tốt hơn, một thế giới Từ bi hơn, Hòa bình hơn dựa trên một cảm giác trong sự hợp nhất của nhân loại”.
Trước khi rời khỏi George W. Bush Presidential Center, đức Đạt Lai Lạt Ma được phút giây ngắn để chia sẻ riêng với Dân biểu John Radcliffe, Dân biểu Peter Session, và các thành viên trong gia đình của họ.
Tiếp theo tại Hội trường Coliseum Moody của Đại học Southern Methodist (Southern Methodist University), Dallas, TX, Hoa Kỳ. Bà Margaret Spellings, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, (Bà là bạn thân của tổng thống, người đã cố vấn cho Ông khi Ông vẫn là Thống đốc bang Texas), bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đức Đạt Lai Lạt Ma. Học sinh Tây Tạng tại Trường Booker T. Washington trình bày với một chuỗi các lá cờ cầu nguyện do họ thiết kế và in ấn.
Nữ Ký giả Cokie Roberts, Phóng viên Chính  trị, của hệ thống truyền hình ABC News, người điều hợp các sự kiện, được tổ chức bởi Trung tâm Tổng thống George W. Bush và Viện Đại học Southern Methodist University cùng kết hợp với Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth và mời đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại.
Ngài bắt đầu nói làm thế nào để được hạnh phúc và cảm ơn các nhà tổ chức cho những nỗ lực của cựu Tổng thống Bush và lời mời của Ông và Phu nhân. Ngài nói rằng mọi người đều bình đẳng như nhau về quyền của họ để sống một cuộc sống hạnh phúc.
"Bộ não độc đáo của chúng ta có khả năng chứa nhiều điều tốt đẹp: lòng Từ bi, Khoan dung, Tha thứ, và Tình yêu," Ngài nói. "Đồng thời, (tâm trí của chúng ta) là một nguồn của sự giận dữ, sợ hãi và hận thù. Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta là (phả) đối mặt với những vấn đề do chính chúng ta tạo ra."
Ngài cũng nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy về các giá trị khác như lòng Từ bi, Tình yêu và sự Tha thứ dù có sự khác biệt.
Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của giáo dục hiện đại kết hợp các nguyên rắc Đạo đức dựa trên giá trị đơn giản là ấm lòng Từ bi. Trong cuộc sống chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, mong muốn của chúng ta để được hạnh phúc, đòi hỏi chúng ta mối quan tâm đến dành cho nhau bởi sự tu luyện. Nếu chúng ta làm điều đó sẽ có sự tin tưởng giữa chúng ta và nơi có niềm tin, trong tình bạn, một cái gì đó rất cần thiết đối với động vật xã hội chúng ta.
Nói về việc thay đổi thế giới, Ngài chia sẻ rằng: “Hãy làm cho nó một nơi bình yên hơn, chỉ có bắt đầu khởi niệm Từ bi trên một mức độ cá nhân. Đó không phải là một cái gì đó để chúng ta có thể làm phiền đến Chính phủ hoặc của Liên Hợp Quốc”.
Ngài kết thúc với một lời kêu gọi rằng: “Nếu những gì tôi đã nói và khi muốn thực hành, mọi người nên suy nghĩ kỹ, thảo luận về nó và đưa nó vào hiệu lực. Mặc khác, nếu những gì tôi nói không có ý nghĩa, đề nghị mọi người chỉ cần để nó trong Hội trường”.
Khi trả lời câu hỏi từ khán giả đặt ra cho Ngài bởi Nhà báo Cokie Roberts của ABC, Ngài nhắc lại lời cam kết của mình để khuyến khích sự hòa hợp giữa các Tôn giáo.
 Ngài cũng gợi ý thêm rằng nếu phụ nữ, người đã có mối quan hệ tự nhiên để thể hiện lòng Từ bi, thì vị trí lãnh đạo sẽ nhiều hơn, một người nữ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các vị trí lãnh đạo, có lẽ thế giới này sẽ hòa bình hơn. Ngài kêu gọi phụ nữ hãy mưu tìm nhiều vai trò lãnh đạo hơn, và khả năng Từ bi nhiều hơn.
Cuối cùng các thành viên của khán giả được mời chúc mừng Kỷ niệm Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma.
Khi họ hát "Happy birthday to you," bong bóng màu trắng từ trần nhà tung bay phất phới, cùng với những gương mặt tươi cười tràn đầy hạnh phúc.
Ngài vẫy tay chào và cảm ơn tất cả. Cựu Tổng thống Bush ôm hôn và kính tiển Ngài về Texas.

dalai lama at GWB 1Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
dalai lama at GWB 2Đức Đạt Lai Lạt Ma vỗ tay cười thật hoan hỷ khi chiếc bánh được trình bày bởi cựu Tổng thống Bush và Phu nhân vinh danh mừng Sinh nhật lần thứ 80 của Ngài trước buổi ăn trưa tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
dalai lama at GWB 3Cựu Tổng thống Bush và Phu nhân trân trọng tiếp đãi đức Đạt Lai Lạt Ma tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ. 01/07/2015
dalai lama at SMU 01Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của khán giả trong suốt buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm Moody, Đại học Southern Methodist, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
dalai lama at SMU 07Từ trái qua phải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị giáo sư thông dịch và ABC News political correspondent Cokie Roberts
dalai lama at SMU 06dalai lama at SMU 05dalai lama at SMU 04dalai lama at SMU 03dalai lama at SMU 02
dalai lama at SMU 09
Toàn cảnh vận động trường Moody Coliseum thuộc Viện Đại học Southern Methodist University