Hòa Thượng Thanh Từ Đã Về Lại Trúc Lâm Đà Lạt
Thích Pháp Bảo 16/03/2015
Thiền
sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà
hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có
công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc
Lâm Yên Tử.
Thiền
viện Trúc Lâm toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh khu vực Hồ Tuyền Lâm,
cách trung tâm Tp. Ðà Lạt khoảng 4 km theo đường chim bay. Thiền viện có
diện tích 24 ha do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi lập từ ngày
8/04/1993, hoàn thành vào ngày 8/02/1994. Bản phác thảo đầu tiên có sự
tham gia của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì mới xây cất cách đây một
thập niên nên kiến trúc giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát.
Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa
chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm
linh.
Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Đây
chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường
xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông
Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Viện trưởng Thích
Thanh Từ.
Thiền sư Thích Thanh Từ là
cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch
giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều
nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hòa
thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng
Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích
đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.
Sớm
chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng
càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần
của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một
tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của
chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”
Từ
dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang
một con đường sáng. Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và
Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.”
Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm
sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ.
Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự
tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão
của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có
niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng
ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt.
Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.” Hòa thượng giảng
và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài
ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và
Phật tử.
Ngày 10-03-2015, thầy Thích Pháp Bảo đã hướng
dẫn tháp tùng đoàn Phật tử thủ đô Hà nội vào Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
đảnh lễ, cúng dường Đức Hoà thượng Thích Thanh Từ. Vào vấn an, thị giả
cho biết Ngài đã hoàn bệnh và dần bình phục sau những năm lâm bệnh nặng.
Hoà thượng vừa rời thiền viện Thường Chiếu lên lại Trúc lâm phụng hoàng
15 ngày. Ngài được di chuyển bằng xe và đi trên xe cũng có bác sĩ để
chăm sóc đặc biệt. Chúng con rất có duyên lành được quỳ dưới chân ngài thọ kí đầu năm Ất Mùi.
Sau đó đoàn đã đi thăm quan Thiền Viện. Đi
lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá,
hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào
chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao
khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng "Phật
Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu" (vì miêu tả theo điển tích "Niêm Hoa Vi
Tiếu"). Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi
voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu
chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ
được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột
gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng,
mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt,
nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu
chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất
tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1
tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy
đạo lý.
Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồiThanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách
2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Phía trước nhà
là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục
soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ. Nằm phía sau chánh điện, ở đây thờ
tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng đá trắng khá, tượng tam tổ Trúc Lâm là sơ
tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền
Quang.
Có
thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm không thể bỏ
qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa
được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống
hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi
tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung,…
Với
nhiều người, đến với Trúc Lâm Thiền viện là dịp hòa mình vào không gian
thanh tịnh chốn Thiền môn, để tìm lại bản ngã tâm hồn sau những ồn ào,
tất bật đời thường. Bởi thế có nhiều người đến xin tập tu ngắn ngày và
được xếp ở nhà khách hai tầng dưới lưng chừng đồi với khu vườn xanh mát.
Sớm tối nghe chuông, đọc kinh Phật và ăn cơm chay. Những
lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về
thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn
nhất ở Việt Nam hiện nayvới chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có
từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi
thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2
khu chính trong các hoạt động thiền.
Trong
không gian “Thầy trò” ngàn năm một thuở. Tưởng chừng không thể gặp lại
Ngài trong đời này, nhưng duyên lành mười lăm ngày, Đức Hòa thượng đã
trở về với non yên Phụng hoàng,với Bảo tháp xá lợi Phật như một con sư
tử , pháp khí dân tộc Việt nam.
Thích Pháp Bảo
|
No comments:
Post a Comment