Cung
điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của
Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng.
Potala từng được sử dụng như là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt
Ma, cũng như là nơi đặt chính phủ Tây Tạng. Đây là một công trình biểu
tượng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương,
đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
(Ảnh: China-advocates.com)Vị trí tọa lạc cao đến “nghẹt thở”
Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao
170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các
kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực
nước biển.
Cung điện Potala sừng sững uy nghiêm. (Ảnh: orangesmile.com)
Những
người sùng kính sau một hành trình dài sẽ phải tiếp tục leo lên 300 bậc
thềm để chiêm bái Potala. Ở độ cao như vậy nên không khí nơi đây loãng
và thiếu ôxy.
Theo
truyền thuyết, trong ngọn đồi này có một hang động vô cùng linh thiêng,
và từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quán Âm (còn được gọi là ‘Chenrezi’
trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các
chư Phật.
Tia chớp ngang cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng (Ảnh: Wiki)
Đức
vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) đã từng sử dụng hang động này như
một nơi nghỉ ngơi để tọa thiền. Vào thế kỷ thứ 7, năm 637, thời đức vua
Songtsen Gampo còn đang tại vị, ngài đã cho xây dựng cung điện này trên
Marpo Ri. Tương truyền rằng Potala được xây dựng để ngài chào đón vị hôn
thê của mình, công chúa Văn Thành của nhà Đường, Trung Quốc, vị công
chúa này cũng là một đệ tử Phật giáo.
Tam
Thánh Mật Tông – Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ – công chúa
Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất
lớn cho việc phát triển Mật Tông. (Ảnh: Wiki)Nơi ở mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Mặc
dù được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố, nhưng đến thế kỷ 17 cung
điện này mới được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, tu tạo
để có được cấu trúc như hiện nay.
Năm
1645, việc xây dựng cung điện bắt đầu được Đức Đạt Lai Lạt Ma triển
khai. Ba năm sau, Bạch Cung được sử dụng như là khu nhà ở mùa đông của
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được hoàn thành.
Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso (Ảnh: Wiki)
Tuy
nhiên, toàn bộ công trình kiến trúc này phải mất nhiều thập kỷ để hoàn
thành trọn vẹn. Ví dụ, Hồng Cung – nơi dành cho việc nghiên cứu Phật
giáo và cầu nguyện – chỉ được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 1690
đến 1694. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã không kịp thấy được cung điện hoàn
thành, ngài đã viên tịch năm 1682.
Có
nhiều tăng nhân sợ rằng cái chết của ngài sẽ khiến dự án bị bỏ dở, nên
họ quyết định giữ bí mật về cái chết của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong suốt
10 năm cho đến khi Hồng Cung được hoàn thành. Trong thời gian chờ đợi
cung điện hoàn thành, một vị sư trông gần giống ngài đã cải trang ngài
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch để tránh lòng người hoang mang.
Quang cảnh Cung điện Potala.
Quang cảnh Cung điện Potala.
Trung Quốc chiếm đóng
Năm
1959, cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại các chính sách kinh tế và tôn
giáo khắc nghiệt của ĐCSTQ đã nổ ra. Cuộc nổi dậy không thành công, Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso đã tị nạn sang Ấn Độ. Do đó, cung
điện Potala không còn là nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong những năm 1960 và 1970, nhiều kiến trúc tôn giáo Tây Tạng đã trở thành nạn nhân của Hồng quân trong Cách mạng Văn hoá. Hồng
Vệ Binh đã phá hủy hàng ngàn tu viện Tây Tạng, chỉ có rất ít tu viện là
còn tồn tại. Ngày nay, ĐCSTQ vẫn đàn áp Phật giáo Tây Tạng và thực thi
các chính sách phân biệt đối xử với người dân và văn hoá Tây Tạng.
Cung điện Potala năm 1959 khi Tây Tạng nổi dậy. (Ảnh: Hiddenarchitecture.net)
Tuy
nhiên, cung điện Potala đã không bị phá hủy nhờ chính tính biểu tượng
của nó, và nó được quân đội của chính Thủ tướng Chu Ân Lai giữ lại.
Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi Cung điện Potala thành viện bảo
tàng của nhà nước, và ngày nay vẫn là một địa điểm hành hương Phật giáo
nổi tiếng, cũng như được công nhận ra Di sản Thế giới của UNESCO năm
1994.
Cung điện Potala ngày nay. (Ảnh: gadventures.com)Một công trình kiến trúc tráng lệ
Kế hoạch xây dựng cung điện Potala thế kỷ 17. (Ảnh: Wiki)
Cung
điện cũng chứa nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá. Bao gồm các pho tượng
Phật, đồ cổ, cũng như các bức tranh tường… Trong số đó, tranh vẽ trên
các bức tường của Cung điện Potala mô tả các sự kiện quan trọng trong
lịch sử Tây Tạng, cũng như các câu chuyện về cuộc đời của các vị Đạt Lai
Lạt Ma trước đây.
Tranh trên tường ở Cung điện Potala. (Ảnh: vtibet.com)
Cuối cùng, Cung điện Potala được cho là càng linh thiêng hơn vì nó là nơi chôn cất của các vị Đạt Lai Lạt Ma.
Phòng đại triều của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)
Hiện tại, cung điện Potala gồm 13 tầng lầu, với 1.000 phòng ốc, hơn
10.000 bàn thờ các chư Phật, 20.000 tượng tạc khắc đủ kiểu dạng… Cung
điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên
đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.
Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam, và Tây cùng 2 gác lầu, là
nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách,
nơi ở của các quan viên, tăng ni.
Leo hết con đường bằng đá là tới khu cung thất, nơi này gồm Bạch Cung và
Hồng Cung. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây được đặt trong Hồng Cung.
Hồng Cung có tường đắp màu son đỏ, theo văn hoá người Tạng đó là biểu
trưng quyền lực, là nơi đặt kim tháp (mộ táng của các Đạt Lai Lạt Ma
được làm bằng vàng). Xác ướp của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được cất giữ trong
một tòa tháp (một cấu trúc vòm hình vòm) ở phía tây Hồng Cung. Tháp này
cao 5 tầng, được bao phủ bởi 4 tấn vàng, và được bao bọc bởi một lượng
lớn đá bán quý. Nơi đây cũng là nơi ngự trị quyền lực chính trị và tôn
giáo cao nhất của Tây Tạng trong quá khứ.
Hồng Cung (Ảnh: gadventures.com)
Bạch Cung là cung thất nằm phía Đông của khu kiến trúc với tường đá trát
đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, là nơi
các Lạt Ma sinh hoạt khi còn tại vị. Cách bài trí ở đây đều rất lộng lẫy
và trang nghiêm. Các cửa sổ được thiết kế dạng ô hướng ra ngoài, rất
hiệu quả trong việc lấy ánh sáng và gió.
Bạch Cung (Ảnh: Flirk)Tòa nhà Cuokin lớn nhất Bạch Cung là nơi các vị Đạt Lai Lạt Ma cử hành các nghi thức tôn giáo, chính trị quan trọng. Trong Bạch Cung có các điện thờ Phật, thư viện lưu trữ các kinh sách và cả phòng in kinh sách.
Phòng đại triều dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)
Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm.
Minh Phương
No comments:
Post a Comment