Người xưa có câu: “Nhẫn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”. Câu nói này quả thực là đúng đắn muôn phần.
Xưa
có một người tên là Tô Thành, nhà ở huyện Trâu Bình (Trung Quốc), trước
nay luôn vui vẻ hành thiện giúp người, thường hay làm những việc có
lợi cho người khác.
Trên
một con đường cách thôn trang Tô Thành ở khoảng 10 dặm có một cây liễu
rất to, cành lá xum xuê. Những người đi qua con đường này thường hay
ngồi nghỉ chân, hóng mát dưới gốc cây.
Mùa hè năm đó, trời vô cùng nóng nực. Tô Thành đi từ huyện về nhà, khi đi ngang qua cây liễu bèn dừng lại, cởi áo, bỏ nón hóng gió cho mát.
Lúc đó có một cụ già đi từ phía Đông tới, đi bộ rất nhanh, đến cả người trẻ cũng khó mà theo kịp.
Khi
đến gần Tô Thành, người này lẩm nhẩm: “Hôm nay thời vận không tốt, đi
cả nửa ngày trời mà chưa kiếm được xu nào. Giờ gặp được gốc cây này,
phải tranh thủ nghỉ ngơi một lát mới được. Tiện thể bói cho cây này một
quẻ, xem vận mệnh của nó thế nào?”
Một
lúc sau cụ già thất kinh nói: “Thực là xui xẻo. Cây liễu này sắp bị
chặt rồi, giống như bói quẻ cho người chết vậy”. Sau đó vừa than thở
vừa lặng lẽ rời đi.
Ban
đầu Tô Thành cho rằng ông lão này lẩm cẩm, nói năng nhảm nhí nên chẳng
để tâm. Nhưng một lúc sau thấy một đám người cầm cưa đi tới nói: “Giờ
phải đốn cái cây này đi rồi”.
Tô
Thành vô cùng kinh ngạc, bèn hỏi: “Vào mùa hè trời rất nắng, nếu chặt
cây này đi rồi những người lữ hành qua đây sẽ không có chỗ để nghỉ chân
nữa”.
Những người đó nói: “Người chủ của cái cây này đã bán nó rồi, còn cách nào đây!”
Tô Thành nói: “Tôi sẽ mua cái cây này với giá cao hơn giá cũ mà các anh mua, như thế có được không?”
Họ nói: “Đương nhiên là được rồi” và hẹn nhau ngày hôm sau sẽ lập điều khoản mua lại cây liễu.
Tô
Thành thầm nghĩ, ông lão khi nãy có thể biết trước được việc cái cây
sắp bị đốn lẽ nào là thần tiên? Nhưng nếu là thần tiên sao lại không thể
bói ra được có người sẽ mua cái cây này?” Nghĩ vậy nên bèn vội vã đuổi
theo.
Chạy
theo một lúc thì gặp được cụ già ban nãy. Tô Thành bèn hỏi: “Hồi nãy
tiên sinh bói cái cây đó sắp chết, sao chẳng chuẩn chút nào?”
Ông lão đáp: “Cậu nói đúng, ta bói được là nhất định sẽ có người mua cái cây đó, nhưng người tốt như vậy trên đời này quả thực rất hiếm rồi, nên lúc đó ta không dám quả quyết”.
Tô Thành nói: “Người mua cái cây đó chính là tôi”.
Ông lão nói: “Làm việc tốt như vậy, tiên sinh nhất định sẽ gặp nhiều chuyện may mắn”.
Tô Thành nói: “Thỉnh tiên sinh xem bói cho một quẻ, xem xem tương lai của tôi sẽ như thế nào?”
Ông
lão nói: “Chuyện đó khoan hãy nói, bởi tiên sinh hôm nay sẽ gặp tai
họa. Nhưng nếu tiên sinh có thể nhẫn được việc mà thiên hạ không thể
nhẫn thì sẽ tránh được họa này”.
Tô
Thành nghe vậy liền vội vàng trở về nhà. Về đến nơi liền thấy vợ mình
và một thanh niên trẻ đang nằm ôm nhau giữa thanh thiên bạch nhật. Tô
Thành lập tức nổi cơn thịnh nộ, rút đao ra chuẩn bị chém chết 2 người.
Nhưng đột nhiên nhớ tới lời giận của ông lão ban nãy, Tô Thành bèn
nguôi giận, lay vợ dậy hỏi rằng: “Mau tỉnh dậy đi, là ai nằm ôm nàng
giữa ban ngày vậy?”
Vợ Tô Thành bèn nói: “Còn ai vào đây nữa. Chàng nghĩ ai có thể ngủ trên chiếc giường này?”
Tô Thành nói: “Có thể ngủ trên chiếc giường này, ngoài nàng ra chỉ có ta và con gái ta!”
Vợ Tô Thành nói: “Thì đúng thế. Sao chàng hỏi lạ vậy?”
Tô Thành nhìn kỹ lại, quả nhiên là con gái của mình, bèn cười mà rằng: “Con gái ta sao lại mặc y phục của con trai thế này?”
Vợ
Tô Thành nói: “Hôm nay là sinh nhật thiếp, vì chàng không có nhà nên
thiếp bèn cùng con gái trêu đùa, giả mặc y phục của nam nhi để chơi trò
phu thê giao bái”.
Tô Thành nói: “Hôm nay mẹ con nàng suýt mất mạng dưới tay ta, may được một vị tiên nhân chỉ giáo mới tránh được họa này”.
Sau
đó Tô Thành bèn kể lại cặn kẽ đầu đuôi câu chuyện cho vợ con nghe. Vì
làm việc thiện nên năm đó Tô Thành sinh con trai, đến khi cháu nội chào
đời mới tạ thế.
Qua
câu chuyện này có thể thấy hành thiện và đại nhẫn quan trọng như thế
nào trong tiến trình sinh mệnh của con người. Hành thiện có thể tích âm
đức từ đó nhận được phúc báo. Còn đại nhẫn giúp con người hóa giải ân
oán, hận thù để từ đó thay đổi vận mệnh.
No comments:
Post a Comment