Tuesday, February 28, 2023

Thông báo về Đại lễ Cầu nguyện Lhadhen



The 1st day of Monlam 









Thông báo về Đại lễ Cầu nguyện Lhadhen


Vào năm 511 Âm Lịch Tây Tạng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thực hiện những kỳ tích vĩ đại từ ngày mồng 1 đến ngày 15 của năm Âm Lịch. Cuối cùng, tại thành phố Shravasti, Đức Phật đã chấp nhận lời thách đấu của sáu vị thầy Phật tử và Ngoại đạo trong một cuộc thi biểu diễn thần thông. Các giáo viên đối thủ và đoàn tùy tùng của họ gần như bị lu mờ ngay lập tức khi Đức Phật tạo ra những biểu hiện ngoạn mục. Để kỷ niệm chiến thắng tâm linh của Đức Phật trước sáu thầy đối thủ, Đại Lễ Cầu Nguyện đã được thành lập bởi Đại Vương Ấn Độ Ashoka. Mục đích chính của Đại Lễ Cầu Nguyện là cầu nguyện cho hòa bình thế giới, sức khỏe dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người chung sống hòa thuận. Sau đó vào năm 1409, Je Lama Tsong Khapa dâng lên Lhasa Jowo Rinpoche một Vương miện vàng quý giá của Năm Gia Đình Phật. Kể từ ngày đó trở đi, Đại lễ cầu nguyện Lhadhen được thành lập. Truyền thống cao quý được bảo tồn và được thực hành theo cách tương tự cho đến ngày nay trong hơn 600 năm. Chúng tôi, những tín đồ của dòng truyền thừa Je Lama Tsong Khapa đang tổ chức Đại lễ Cầu nguyện tại Toronto, Canada từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 năm 2023. Kyabje Neten Rinpoche sẽ chủ trì Đại lễ Cầu nguyện tại TCCC. Chúng tôi trân trọng kính mời mọi người đến tham dự Đại Lễ Cầu Nguyện năm nay.


Lịch trình:


8h30 đến 9h - Ăn sáng


9 giờ sáng đến 10 giờ 30 sáng-Cầu nguyện buổi sáng


10:30 sáng đến 11 giờ sáng-Giải lao uống trà 11 giờ sáng đến 12 giờ trưa-Thuyết giảng về Truyện Jataka 1:30 đến 3 giờ chiều-Cầu nguyện Monlem


3 giờ chiều đến 3:30 chiều-Tea Break


3:30 chiều đến 4:30 chiều-Kết thúc buổi cầu nguyện



Những người muốn tài trợ:

Trà........$100

Trà và Bánh mì......$150.


Bữa trưa. $350


Các bữa ăn cả ngày. $700


12 giờ trưa đến 1 giờ trưa-ĂN TRƯA





40 Đường Titan, Toronto, Canada

Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Tây Tạng Canada (TCC) Ngày: 5 đến 7 tháng 3 năm 2023 Thời gian: 8:30 sáng đến 4:30 chiều


Ngày cuối cùng của Đại Lễ Cầu Nguyện, chúng ta sẽ tổ chức nghi thức cung thỉnh Đức Phật Di Lặc sau đó là xem các Tượng Bơ.


Ban Tổ chức Đại lễ Cầu nguyện Lhadhen Canada,


(647)215-2588          (647)470-9641











Sunday, February 19, 2023

Ghi chép về ca khúc CƠN MÊ CHIỀU.





Ghi chép về ca khúc CƠN MÊ CHIỀU - Truong Nguyen 


Thầy Vĩnh Khôi nhớ lại rằng ông sáng tác ca khúc Cơn Mê Chiều vào ngày 18/2/1968 khi từ Sài Gòn về Tết ở Đà Nẵng.


Không, không có người bạn gái nào của ông bị mất tích trong lửa đạn ở Huế để thành lý do cảm tác của bài hát như người ta vẫn kể. Người yêu/bạn đời của ông vẫn an lành bên ông. Nhưng ngày đó xem đài truyền hình phát đi những cảnh tang thương của chiến cuộc Tết Mậu Thân, cảm xúc mãnh liệt dâng trào trong ông chỉ trong một buổi đã biến thành những lời ca day dứt, ám ảnh.


Trước sau Vĩnh Khôi tự nhận mình chỉ là một nhạc sỹ nghiệp dư. Nhưng theo tôi, với ca khúc này và bản Huế Mù Sương, Nguyên-Minh Khôi/ Vĩnh Khôi đã có thể sánh được với Đặng Thế Phong và La Hối - những nhạc sỹ chỉ để lại cho đời rất ít bài hát nhưng là những tuyệt tác của âm nhạc Việt Nam. Nó thuộc số ít tác phẩm mà khi nghe lại bạn chợt cay mắt nghẹn ngào, hay rùng mình vì một luồng điện truyền qua sống lưng.


Do nhạc sỹ Vĩnh Khôi thích giọng ca Hùng Cường qua bài Người Lái Đò, nên anh được mời là người đầu tiên thâu âm bài hát này cho hãng dĩa hát Việt Nam, do nhạc sỹ Văn Phụng phối âm phối khí. Sau đó bài hát tiếp tục được nhiều danh ca trình bày: Thái Thanh, Duy Khánh, Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly… mà Thái Thanh là người thầy bảo hát đạt nhứt. 


*

Lời bài hát ghi lại ở phần comment. 


Thái Thanh bỏ qua lời 2, và một số ca sỹ đổi ca từ rất nhiều như Khánh Ly, Việt Dzũng; chắc vì có những cảm nhận hay lý do riêng. Người ta còn hay lầm “đường phố cũ chân mìn” thành “… chân mềm”.


Bài hát được phát hành trễ hơn dự định một tháng. Đó là vì Nha Kiểm duyệt yêu cầu Vĩnh Khôi sửa lời “xác mình xác người” thành “xác mình xác thù”- thời chiến mà! Nhạc sỹ dứt khoát không chịu, một lần, rồi hai lần; vị giám đốc Nha rốt cuộc nhường ông, cho phép để nguyên lời. Người nghệ sỹ không khuất mình; người viên chức làm cho chánh quyền biết đâu là lằn ranh để oán hờn và sự nghiệt ngã của chiến tranh không được lấn qua mà diệt luôn nhân tính. Vâng, có một thời, có một nơi chốn người Việt đối xử với nhau như rứa.


Dễ biết thôi, những ai sau 1975 cực lực muốn cấm lưu hành bài hát. Mấy kẻ “mang gươm dao vào xóm làng” đó vốn không xa lạ đối với giới sinh viên trí thức Huế. Gần đây một số trí giả vạch ra rằng không thể có hòa giải nếu còn tìm cách rủ bỏ sự thật. Ca khúc Cơn Mê Chiều từ 55 năm trước đã cất tiếng đòi hỏi sự sòng phẳng lịch sử, chớ không phải lòng căm thù. 


Tác giả Nguyên-Minh Khôi đã dâng tặng bài hát này cho dân tộc Việt Nam.


*

Tôi mới được nghe Tạ Quang Sơn hát bài này và thấy rất thích. Mời mọi người cùng nghe giọng ca ấm, truyền cảm, chân thực và rất Huế của anh

 https://www.youtube.com/watch?v=hsscPU9bS-I