Tôi bắt đầu học Phật giáo là khi giúp Mẹ tôi đọc Kinh Báo ân cha mẹ và Kinh Vu lan. Hồi đó tôi U10 còn Mẹ U60. Có thể nói, trong gia đình tôi, Mẹ là người đi đầu theo con đường học Phật. Các O Chú kể lại, tự nhiên vào một hôm nào đó, mọi người không hiểu tại sao Mẹ tôi làm lễ cúng bái thánh thần rồi thôi không đốt vàng mã nữa, kể cả vào những dịp có lễ lớn như dịp tết.
Từ đó, Mẹ chỉ thờ Phật và theo gia pháp thờ ông bà tổ tiên. Mẹ bắt đầu học chữ quốc ngữ. Những bài học chữ đầu tiên của Mẹ là những bài kinh nhật tụng. Tôi đã là người giúp Mẹ đánh vần. Nhiều lúc khi đang chơi với bạn bè, Mẹ gọi về bắt tôi đọc cho Mẹ nghe một đoạn kinh nào đó hay đánh vần cho Mẹ vài chữ nào đó, Mẹ mới cho đi chơi tiếp. Ba tôi cũng vậy, ngay từ đầu, ông đồng ý làm theo bà. Chỉ có khác một điều là ông biết chữ nho, nên dù không đọc được chữ quốc ngữ, ông vẫn đọc được kinh.
Ba mẹ tôi, rồi các O, các Chú, các Bác trong làng cùng kéo nhau học Phật. Họ lập thành khuôn hội của làng, mời thầy Thích Tịnh Khiết về làng làm lễ quy y cho bà con trong khuôn hội.
Bản kinh nào tôi cũng chỉ đọc vì Mẹ bắt đọc hay đánh vần cho Mẹ thôi. Nhưng với Kinh Báo ân, không biết từ bao giờ tôi đã tự nhiên chú ý đến từng câu từng chữ. Kinh Báo ân là bản kinh cũng được ghi bởi chính một người trong cuộc là A nan, một đệ tử lớn của đức Phật, kể lại. Kinh bắt đầu bằng hình ảnh của một đống xương khô mà đức Phật đã lạy sát đất.
Đây là một cảnh tượng A nan không thể nào hình dung nổi: một vị đại sư của chúng sinh, người từ phụ của muôn loài là đức Phật sao lại quỳ lạy một đống xương khô như thế! Trước sự ngạc nhiên của A nan, Phật dạy: "A nan, đống xương khô này hoặc là tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chân thành kính lạy.”
Theo thuyểt luân hồi, sinh tử tử sinh cứ lặp đi lặp lại. Trong những vòng luân hồi đó, “Không ai không thể là cha, là mẹ của mình hoặc ở trong quá khứ, hoặc ở hiện tại, hoặc ở tương lai". Cho nên khi ta thấy một đống xương khô, không có gì là lạ nếu liên tưởng ngay đến xương một người thân của chính mình.
Nhân sinh quan của Phật giáo là ở điểm này: trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, trong sự tồn tại chằng chịt của quan hệ nhân duyên tương sinh, tất cả chúng sinh đều từng là cha mẹ, anh em, bà con của nhau. Kinh Báo Ân cha mẹ là bản kinh nói đến công ơn và báo đáp công ơn đối với cha mẹ hiện tiền của chính mình. Do đó, ta cũng cần phải hiểu kinh này trong ý nghĩa còn phải nhớ ơn và báo ơn tất cả chúng sinh.
Kinh Vu lan là câu chuyện bi tráng về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên. Chính bản kinh này là duyên khởi của mùa Vu lan nhắc nhở người người nhớ đến công ơn cha mẹ và nhớ phải sống có hiếu và phải biết báo hiếu. Ở đây, cha mẹ được hiểu một cách hiện thực, không phải là cha mẹ trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, mà nói đến cha mẹ gần gũi trực tiếp trong bảy đời, trong tầm với của mỗi người trong họ hàng thân quyến.
Bức ảnh trên cover này là ảnh cổng nhà tôi ở làng quê, nơi tôi đã cùng Mẹ đọc Kinh Báo Ân Cha Mẹ và Kinh Vu lan. Nơi đây Mẹ đã dạy cho tôi cần phải có nghị lực qua chính bài học của một U60 về nghị lực sẳn sàng bắt đầu học tiếng để có thể tự đọc hiểu những bản kinh sâu xa. Bên cạnh đó, cũng nhờ có Mẹ, tôi hiểu đạo Phật như là một cách sống để làm người. Trong muôn điều cha mẹ đã để dành cho mình, tôi ghi nhớ mãi ơn này của Mẹ.
Từ đó, Mẹ chỉ thờ Phật và theo gia pháp thờ ông bà tổ tiên. Mẹ bắt đầu học chữ quốc ngữ. Những bài học chữ đầu tiên của Mẹ là những bài kinh nhật tụng. Tôi đã là người giúp Mẹ đánh vần. Nhiều lúc khi đang chơi với bạn bè, Mẹ gọi về bắt tôi đọc cho Mẹ nghe một đoạn kinh nào đó hay đánh vần cho Mẹ vài chữ nào đó, Mẹ mới cho đi chơi tiếp. Ba tôi cũng vậy, ngay từ đầu, ông đồng ý làm theo bà. Chỉ có khác một điều là ông biết chữ nho, nên dù không đọc được chữ quốc ngữ, ông vẫn đọc được kinh.
Ba mẹ tôi, rồi các O, các Chú, các Bác trong làng cùng kéo nhau học Phật. Họ lập thành khuôn hội của làng, mời thầy Thích Tịnh Khiết về làng làm lễ quy y cho bà con trong khuôn hội.
Bản kinh nào tôi cũng chỉ đọc vì Mẹ bắt đọc hay đánh vần cho Mẹ thôi. Nhưng với Kinh Báo ân, không biết từ bao giờ tôi đã tự nhiên chú ý đến từng câu từng chữ. Kinh Báo ân là bản kinh cũng được ghi bởi chính một người trong cuộc là A nan, một đệ tử lớn của đức Phật, kể lại. Kinh bắt đầu bằng hình ảnh của một đống xương khô mà đức Phật đã lạy sát đất.
Đây là một cảnh tượng A nan không thể nào hình dung nổi: một vị đại sư của chúng sinh, người từ phụ của muôn loài là đức Phật sao lại quỳ lạy một đống xương khô như thế! Trước sự ngạc nhiên của A nan, Phật dạy: "A nan, đống xương khô này hoặc là tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chân thành kính lạy.”
Theo thuyểt luân hồi, sinh tử tử sinh cứ lặp đi lặp lại. Trong những vòng luân hồi đó, “Không ai không thể là cha, là mẹ của mình hoặc ở trong quá khứ, hoặc ở hiện tại, hoặc ở tương lai". Cho nên khi ta thấy một đống xương khô, không có gì là lạ nếu liên tưởng ngay đến xương một người thân của chính mình.
Nhân sinh quan của Phật giáo là ở điểm này: trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, trong sự tồn tại chằng chịt của quan hệ nhân duyên tương sinh, tất cả chúng sinh đều từng là cha mẹ, anh em, bà con của nhau. Kinh Báo Ân cha mẹ là bản kinh nói đến công ơn và báo đáp công ơn đối với cha mẹ hiện tiền của chính mình. Do đó, ta cũng cần phải hiểu kinh này trong ý nghĩa còn phải nhớ ơn và báo ơn tất cả chúng sinh.
Kinh Vu lan là câu chuyện bi tráng về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên. Chính bản kinh này là duyên khởi của mùa Vu lan nhắc nhở người người nhớ đến công ơn cha mẹ và nhớ phải sống có hiếu và phải biết báo hiếu. Ở đây, cha mẹ được hiểu một cách hiện thực, không phải là cha mẹ trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, mà nói đến cha mẹ gần gũi trực tiếp trong bảy đời, trong tầm với của mỗi người trong họ hàng thân quyến.
Bức ảnh trên cover này là ảnh cổng nhà tôi ở làng quê, nơi tôi đã cùng Mẹ đọc Kinh Báo Ân Cha Mẹ và Kinh Vu lan. Nơi đây Mẹ đã dạy cho tôi cần phải có nghị lực qua chính bài học của một U60 về nghị lực sẳn sàng bắt đầu học tiếng để có thể tự đọc hiểu những bản kinh sâu xa. Bên cạnh đó, cũng nhờ có Mẹ, tôi hiểu đạo Phật như là một cách sống để làm người. Trong muôn điều cha mẹ đã để dành cho mình, tôi ghi nhớ mãi ơn này của Mẹ.