Sunday, October 23, 2016

Monday, October 17, 2016

Nhớ Đà Lạt sương mù chiều nay (Oct-17-2016)
































ĐIỀU TIẾT VÀ XẢ LŨ CỦA THỦY ĐIỆN: KINH NGHIỆM Ở BẮC MỸ - Đỗ Tùng




Nhiều năm nay mỗi khi có tin lũ lụt ở Việt Nam là hầu như có dính dáng đến việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Trong tuần qua báo chí đăng nhiều tin tức về lũ lụt ở miền Trung, đặc biệt là ở Hà Tĩnh và việc xả lũ của thủy điện Hố Hô. Tác giả muốn chia sẻ một số kinh nghiệm ở Bắc Mỹ về vấn đề này.
Trước hết, tất cả những dự án sử dụng nước, từ thủy điện, thủy nông, đến cấp thủy, giao thông thủy, v.v.. đều phải tuyệt đối tuân theo hai nguyên tắc sau đây:
1. Nước là tài nguyên chung của mọi người, không phải của riêng ai, nên tất cả những người sử dụng nước đều có bổn phận và quyền lợi bình đẳng.
2. Khi một cá nhân hay tập thể sử dụng nước làm thiệt hại đến tài sản hay tính mạng của người khác thì phía thiệt hại có thể đưa nội vụ ra tòa để phân xử. Tòa án phải độc lập và phán xét dựa trên những phương pháp và kỹ thuật điều tiết và xả lũ tốt nhất hiện có (best available technology) chứ không phải dựa trên bất cứ quy trình, quy phạm nào hết.
Cả hai nguyên tắc nói trên hầu như hoàn toàn vắng mặt ở Việt Nam.
Khai thác và sử dụng tài nguyên nước hay bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào khác cũng phải tuyệt đối tuân thủ hai nguyên tắc nói trên thì mới bảo đảm sự công bằng của xã hội.
Sau đây là sơ lược một số phương pháp và kỹ thuật mà một nhà máy thủy điện cần phải có để có thể điều tiết và xả lũ có hiệu quả.
I. Hệ thống dự báo thủy văn. Hệ thống này gồm có:
(a) các trạm đo lượng mưa trong lưu vực đủ nhiều để có thể tính toán sự phân bố của mưa trong toàn lưu vực,
(b) các trạm đo mực nước ở những điểm quan trọng trên sông chính và phụ lưu, nhất là ở đầu hồ chứa.
(c) mô hình tính toán thủy văn dựa vào đặc tính địa hình và vật lý của lưu vực (physics-based hydrologic model). Mô hình này phải được hiệu chỉnh (calibration) đầy đủ để có thể tính toán khá chính xác lưu lượng nước vào hồ mỗi giờ trong những ngày vừa qua, và lưu lượng nước sẽ vào hồ mỗi giờ trong 7 ngày sắp tới dựa vào dự báo thời tiết.
II. Dung tích hồ chứa để điều tiết lũ. Nếu lũ lụt là một vấn đề quan trọng ở hạ lưu thì hồ chứa phải có một dung tích nào đó để điều tiết lũ. Nghĩa là trong mùa mưa lũ nhà máy thủy điện phải giữ mực nước hồ ở dưới mức điều tiết lũ để khi lũ đến thì hồ còn chỗ trống giữ nước lại để giảm bớt thiệt hại cho hạ lưu. Nhà máy thủy điện thường muốn giữ mực nước hồ cao nhất để phát điện được nhiều hơn, nhưng như vậy thì sẽ giảm bớt hiệu quả điều tiết lũ, nghĩa là sẽ làm thiệt hại tài sản của người dân ở hạ lưu của nhà máy.
III. Hệ thống cảnh báo và thông tin. Nhà máy thủy điện phải có một trang web dành cho việc chống lũ, ở đó các thông tin về mưa, lưu lượng, dự báo thời tiết và tính toán thủy văn, mực nước hồ, lưu lượng vào hồ và lưu lượng xả đều phải cập nhật mỗi giờ trong mùa mưa lũ, và từng 15 phút trong mỗi trận lũ. Tốt nhất là có một ủy ban chống lũ có toàn quyền chỉ huy việc điều tiết và xả lũ. Ủy ban này gồm các cấp chính quyền, các đơn vị cứu nạn, nhà máy, và các tổ chức dân sự đại diện các vùng bị ngập lụt. Tất cả thành viên của ủy ban này tham gia vào việc điều tiết và xả lũ, chống lũ từ đầu đến cuối của mỗi trận lũ.
IV. Mô hình điện toán chống lũ. Mô hình này phải tính toán từng giờ mực nước vùng hạ lưu nhà máy ở những nơi bị ngập lụt nhiều nhất và những địa điểm quan trọng. Dữ kiện đưa vào (input) gồm có tình trạng hiện nay và dự báo lưu lượng vào hồ trong 7 ngày sắp đến. Nếu là một mô hình mô phỏng (simulation model) thì người điều hành phải lần mò (trial and error) nhiều kiểu xả lũ khác nhau và mô hình sẽ cho biết hậu quả ngập lụt như thế nào và từ đó phải quyết định nên xả theo kiểu nào. Nếu là mô hình tối ưu (optimization model) thì người điều hành chọn lựa mục tiêu (objective function), ví dụ: tối thiểu hóa sự thiệt hại ở hạ lưu, hay tối thiểu hóa độ ngập lụt ở những điểm nào đó. Mô hình tối ưu còn xét đến những điều kiện ràng buộc (constraints), ví dụ: chỉ xả nước vào một số giờ nhất định trong ngày, độ tăng mực nước ở hạ lưu không được quá bao nhiêu cm/giờ, v.v..
Nếu tất cả dự án thủy điện ở VN tuân thủ hai nguyên tắc nói ở đầu bài thì việc sử dụng những kỹ thuật tốt nhất (như 4 điểm nói trên) để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân là một chuyện tất yếu. 

Canada - 17/10/2016

Sunday, October 16, 2016

Trên sông Humber nhớ về sông Hương.


Tuần rồi tôi được dịp chèo thuyền trên sông Humber cùng Bảo. Một buổi sáng đầu Thu thật đẹp. Trời nắng trong xanh không một đám mây và se se lạnh làm tôi nhớ về giòng sông Hương năm xưa.





Ở đây trên giòng sông chúng tôi gặp những con người và những phong cảnh mà mọi người đang tận hưởng cái hạnh phúc đang có được. Còn trên sông năm xưa là cảnh những con người đang vất vả tìm sự sống.







Trên sông Humber bạn sẻ gặp những cặp đôi thiên nga, vịt trời, ngỗng, cò... thản nhiên bơi lội trên giòng sông.


Đi ngang qua những bụi cây cờ lau làm tôi nhớ đến những năm tháng gian khổ làm nghề chổi đót. Mổi độ cuối xuân trời cũng se se lạnh, khi có những chuyến đi thu mua đót là tôi phải thức dậy sớm để cùng con đò ngược giòng sông Hương đến ngã 3 đò Tuần là bắc đầu đi thu mua bông chủi đót. Đôi khi lòng chợt buồn nghĩ về thân phận của mình và tự hỏi "Đời mình rồi sẻ chôn vùi với những bông đót này hay sao?". Ở đâu con người cũng phải lao động để có ăn, có xài. Ở đây cuối tuần bạn có thể tìm đến những cuộc vui. Còn ngày tháng năm xưa buồn lắm bạn ơi!


'Vua sám hối'- bức dị tượng độc nhất Việt Nam đạt kỷ lục Guinness

Bức tượng chùa Hòe Nhai (Hà Nội) sơn son thiếp vàng, tạc hình ảnh một vị vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng trên mặt đất, trên lưng là một pho tượng Phật ngồi trên tòa sen.



Tượng “Phật cưỡi vua” độc nhất vô nhị

Đem sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi được biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kì dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.



Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội.

Trụ trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”. Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói. “Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỉ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải.



Tượng "vua sám hối" độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần. Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình. Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên. Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội... Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn. Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “vua sám hối”. Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất. Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy. Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.